ClockThứ Hai, 25/09/2017 15:26

Nguyễn Đình Thận - gương điển hình trong sản xuất

TTH - Trăn trở mãi ông Nguyễn Đình Thận ở thôn Vinh Vệ, xã Phú Mỹ (Phú Vang) tìm được cho mình hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình.

Sinh ra và lớn lên trên vùng quê thuần nông, ông Thận nhận ra, với tiềm năng đất đai ở địa phương có thể phát triển chăn nuôi, trồng trọt và làm dịch vụ nông nghiệp. Nuôi lợn là mô hình được ông lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Thận mở rộng thêm mô hình nuôi lợn nái, cung cấp giống cho bà con nông dân trong, ngoài xã.

Sau mỗi lứa xuất bán ông lại gặp khó khăn trong việc mua con giống chất lượng để phát triển đàn lợn thương phẩm. Việc mua giống từ nơi khác  không rõ nguồn gốc xuất xứ, khó kiểm soát dịch bệnh nên không yên tâm. Thêm vào đó là nhu cầu về giống lợn nuôi tại địa phương tương đối lớn nên ông Thận mở rộng thêm mô hình nuôi lợn nái, cung cấp giống cho bà con nông dân trong, ngoài xã.

Ông Thận tâm sự: “Để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tui phải vay mượn bà con, hàng xóm và vay thêm ngân hàng”. Gom được chừng 30 triệu đồng, gia đình đầu tư hết vào xây chuồng trại kiên cố với quy mô 5 ô chuồng, diện tích 50m2, chia làm 2 khu vực, khu nuôi lợn nái sinh sản và khu nuôi lợn con sau khi tách mẹ.

Từ đó đến nay, gia đình ông luôn có 5 con lợn nái sinh sản, bình quân mỗi năm xuất bán 30-40 con lợn giống từ 10 - 15 kg/con. Đàn lợn thịt được duy trì mỗi lứa cả trăm con, mỗi năm nuôi 3 lứa, bình quân mỗi năm lãi khoảng 140 triệu đồng.

Ông Thận chia sẻ, nuôi lợn không khó, chủ yếu bằng phương thức truyền thống, kết hợp với nuôi bán công nghiệp. Trong quá trình chăn nuôi, ông luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, chăm sóc lợn và tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, ti vi... Với lợn nái, phải chăm sóc theo quy trình kỹ thuật tương đối khắt khe nhằm đạt chất lượng nguồn giống.  Lợn thịt phải được tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh.  Hàng tuần phun hóa chất tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu chuồng trại một lần. Định kỳ hàng tháng phun thuốc khử mùi hai lần, đảm bảo sạch sẽ chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, an toàn.

Nguồn thức ăn được ông tận dụng lương thực, thực phẩm tại địa phương, hoàn toàn không cho ăn các loại thức ăn công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn và giảm chi phí đầu tư trong quá trình chăn nuôi. Từ chăm sóc kỹ lưỡng, bài bản, tuân thủ tốt các điều kiện, quy trình kỹ thuật nên lợn nuôi không xảy ra dịch bệnh. Nguồn lợn giống và thương phẩm của gia đình ông luôn tạo được uy tín với bà con, thương lái nên bán được giá.

Tích lũy được nguồn vốn từ chăn nuôi lợn, gia đình ông đầu tư mua sắm máy cày ruộng cho người dân địa phương mỗi khi vào vụ. Chỉ với chiếc máy cày ông cũng có thêm nguồn thu mỗi năm 30 triệu đồng, lãi trên 10 triệu đồng. Ba người con của ông đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định.

Ông Thận cho hay, đang lập kế hoạch vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 30 triệu đồng đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lợn nái lên 10 con để cung cấp giống cho bà con trên địa bàn xã và các vùng lân cận.

Trưởng ban Tuyên huấn-Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Thanh Nga đánh giá cao những nỗ lực của nông dân Nguyễn Đình Thận trong phát triển sản xuất. Hằng năm, ông Thận được các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương tặng giấy khen, nêu gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
Return to top