ClockThứ Năm, 16/02/2023 14:20

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

TTH - Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Giảm nghèo theo địa chỉ gắn với mô hình sinh kếTập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo

Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trồng

Những năm qua, tỉnh ưu tiên bố trí các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, đầu tư xây dựng các công trình... đã tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người nghèo ở nông thôn, miền núi, bãi ngang ven biển của tỉnh. Hàng chục nghìn hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất, như: giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón, chuồng trại; được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. Nhờ đó, kiến thức sản xuất của người dân được nâng lên rõ rệt, giúp thay đổi tập quán canh tác và chăn nuôi.

Trong đó, phải kể đến các dự án, mô hình như: nuôi lợn thịt, lợn nái F1; nuôi gà Ai Cập lấy trứng; nuôi gà trên đệm lót sinh học; nuôi gà lai đá; nuôi bò nhốt chuồng, trồng cỏ; nuôi bò laisind; nuôi bò sinh sản, dê sinh sản; nuôi cá chình trong bể xi măng; nuôi cá rô đầu vuông; trồng nấm; trồng cây ăn quả các loại như chuối hàng hóa, cam, ổi; trồng rau sạch theo hướng hữu cơ, mướp đắng trái vụ...

Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được chuyển giao cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đã làm thay đổi tập quán từ sản xuất quảng canh sang đầu tư có thâm canh. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm nông lâm ngư nghiệp ngày càng tăng, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và từng bước xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm, gắn với chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP.

Các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho người dân nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo và từng bước vươn lên khá giả. Điển hình mô hình nuôi bò lai bán thâm canh ở huyện Nam Đông cho thu nhập bình quân khoảng 10-12 triệu đồng/con/năm; mô hình chăn nuôi lợn, gà có thu nhập bình quân từ 2 đến 4 triệu đồng/lứa 4 tháng nuôi. Trồng rừng gỗ lớn ở huyện Phú Lộc, Phong Điền, TX. Hương Trà kết hợp trồng xen cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng ngắn ngày bán gỗ dăm.

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kết hợp với các hoạt động như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm, gắn với chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP cũng đã làm thay đổi nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định để thoát nghèo bền vững.

Theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững, song song với công tác hỗ trợ cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật và đánh giá hiệu quả của từng mô hình, dự án để làm cơ sở nhân rộng mô hình cho thời gian tới.

Để tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh, giúp người dân phát triển sinh kế còn cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong tham gia, xây dựng các phong trào phù hợp. Đơn cử như tiếp tục phong trào thi đua "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng", "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa", "Cựu chiến binh thi đua làm kinh tế giỏi"... để đa dạng nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Giảm nghèo ở vùng lõi

Xã Bình Tiến được xem là vùng “lõi nghèo” của TX. Hương Trà. Do vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương không ngừng huy động nhiều nguồn lực để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Giảm nghèo ở vùng lõi
Return to top