ClockChủ Nhật, 31/12/2023 12:00

Nông thôn không còn… buồn tẻ

TTH - Trong khi “ông anh” công nghiệp - xây dựng một năm có vẻ thất bát thì nông nghiệp nổi lên với nhiều thành tựu rạng ngời. Những thông tin như lúa được mùa, được giá, giá bán cao nhất từ trước đến nay, có thể chúng ta sẽ vượt qua Thái Lan; các loại trái cây như vải thiều, đặc biệt là sầu riêng không đủ hàng để cung cấp cho ông “bạn hàng xóm” đông người; thanh long lấy lại vị thế trái cây tỷ USD; chuối năm ngoái chỉ xuất khẩu được 311 triệu USD thì năm nay tăng hơn gấp đôi, đạt 800 triệu USD. Xuất siêu của hàng nông sản đạt hơn 10 tỷ USD; riêng mặt hàng rau, củ, quả đã cán mốc hơn 5 tỷ USD… tạo nên sự tin cậy về sức vươn lên mạnh mẽ ở vùng nông thôn.

Cần xem lại sức cạnh tranhÍt nhà đầu tư nông nghiệp

Ổi sạch xóm Tháp, Hương Xuân, TX. Hương Trà 

Thị trường quan trọng và gần chúng ta nhất là Trung Quốc, chiếm hơn 28% kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đang ngày càng “chuẩn hóa” các tiêu chuẩn cho hàng nông sản, mở rộng đường xuất khẩu chính ngạch. Ví dụ như trong khuôn khổ chuyến thăm của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình - ngành chức năng của phía Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt nam sang Trung Quốc. Nghị định này ký kết được cho là bước quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch mặt hàng này và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước. Mặt hàng dưa hấu tươi của Việt Nam có giá trị xuất khẩu khoảng 500 triệu USD mỗi năm, có nghĩa là chiếm khoảng 10% trong rổ hàng rau, củ, quả, nhưng những năm trước, không hiếm khi chúng ta bắt gặp hình ảnh những hàng xe nối dài chờ thông quan sang Trung Quốc thì từ nay, có lẽ những hình ảnh này sẽ không lặp lại.

Kim ngạch xuất khẩu tăng và xuất siêu lớn cho thấy, các mặt hàng nông sản của Việt Nam chẳng những đã vươn lên đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế mà còn thể hiện được sức cạnh tranh mạnh mẽ, không còn lép vế với những đối thủ trong khu vực, như Thái Lan và như những năm trước.

Tất nhiên, đời sống của người nông dân và người dân sống ở khu vực nông thôn theo đó sẽ được nâng cao. Không biết người nông dân đã sống được trên chính sản phẩm mà mình làm ra hay chưa nhưng ít nhất, nó cho thấy quy trình sản xuất, kinh doanh hướng đến hiệu quả kinh tế là điều thấy rõ. Giờ người nông dân không vò võ mình làm được cái gì mà đã làm ra những thứ mà khách hàng cần. Nông dân không còn “ru rú” trong nội địa mà tự tin vươn ra khỏi biên giới. Mà muốn vươn ra xa thì từ sản xuất đến thu hoạch, kiểm nghiệm, đóng gói… phải tuân thủ quy trình quy phạm và những chuẩn mực thỏa thuận quốc tế. Có lẽ đây là điều quan trọng nhất trong chuyển biến về nhận thức trong quản lý nhà nước, cũng như ý thức làm ra sản phẩm chất lượng của người nông dân. Giờ đây muốn giàu không thể “tư duy ao làng” được.

Qua kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, chúng ta thấy khu vực nông thôn giờ đây trở nên quan trọng đối với nền kinh tế và cả an sinh xã hội. Đã từng có những dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị. Nơi đây có rất nhiều việc làm dung dưỡng họ, từ các ngành nghề cần nhiều tri thức đến những ngành nghề cần kỹ năng như làm công nhân, thậm chí là làm các nghề buôn bán, dịch vụ tự do… Khi đô thị gặp những khó khăn nhất định (thời gian trong đại dịch và sau đại dịch như hiện nay): đơn hàng sụt giảm, công nhân thất nghiệp; bất động sản, chứng khoán gặp những khó khăn; người dân thắt chặt chi tiêu nên các ngành dịch vụ cũng “co” lại… thì chúng ta thấy có một dòng người trở về quê. Vùng quê, vùng nông thôn đã làm ra hơn 47,8 tỷ USD xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 11 tháng đầu năm 2023 là hơn 322 tỷ USD, là con số không hề nhỏ. Vùng nông thôn đang thay đổi mạnh mẽ. Từ phát triển kinh tế của vùng nông thôn, có thể nó sẽ thúc đẩy cho quá trình đô thị hóa bền vững hơn nhiều so với sự lan tỏa đô thị hóa như từ trước đến nay, chủ yếu là từ đất đai có phần “mất sinh khí” của đời sống kinh tế thực.

Bài, ảnh: NGUYÊN LÊ - NGUYỄN PHONG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top