ClockThứ Hai, 27/12/2021 14:13

Phát triển giống Mai vàng Huế

TTH.VN - Sáng 27/12, Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) thành lập hội nghị tư vấn giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh-Viện Nghiên cứu rau quả thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế (Hoàng mai Huế)".

Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai

Vườn mai vàng trước khu vực Đại Nội Huế

Đề tài do PGS.TS Đặng Văn Đông làm chủ nhiệm, thực hiện trong 3 năm (12/2021-12/2024) với mục tiêu xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loại Mai vàng hiện nay ở Thừa Thiên Huế; phân biệt giống Mai vàng Huế với các giống Mai hiệu hữu ở Huế.

Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu sự phân bố, những yếu tố văn hóa, lịch sử gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại, phát triển của giống Mai vàng Huế cũng như mối quan hệ di truyền của Mai vàng Huế với mai vàng khác; ngoài ra, sẽ xây dựng bộ chỉ thị phân tử đặc trưng để nhận dạng giống mai vàng Huế và các quy trình nhân giống của nó.

Kết quả của đề tài dự kiến sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam, hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Qua xem xét hồ sơ và thẩm định đánh giá nội dung thuyết minh đề tài, hội đồng tư vấn đánh giá Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh-Viện Nghiên cứu rau quả có năng lực, đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí yêu cầu của đề tài và đã chọn đơn vị này triển khai thực hiện. Theo dự kiến, đề tài sẽ được thực hiện với kinh phí gần 2 tỷ đồng; trong đó ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top