ClockThứ Năm, 19/10/2023 11:42

Phòng, chống đói, rét cho gia súc

TTH - Dự báo thời tiết thời gian đến diễn biến phức tạp, có thể xảy ra nhiều đợt mưa bão, lũ lụt, rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến đàn gia súc (GS).

Yêu cầu thành lập các đoàn công tác kiểm tra biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súcChống rét, bảo vệ gia súc, gia cầmPhòng, chống rét cho gia súc

 Nuôi bò nhốt chuồng an toàn

Thực tế từ nhiều năm trước, rét đậm, rét hại kéo dài làm nhiều GS bị ngã quỵ, chết gây thiệt hại lớn. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chủ quan chăn thả GS trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại. Việc chăn thả vào thời điểm khắc nghiệt do người dân thiếu chủ động dự trữ nguồn thức ăn, dẫn đến thiếu thức ăn để chăn nuôi nhốt chuồng trong suốt mùa mưa lạnh. Một phần thức ăn thiếu dinh dưỡng, không đảm bảo sức khỏe cho trâu, bò.

Từ bài học kinh nghiệm, những năm gần đây, người dân ý thức và chủ động hơn trong dự trữ nguồn thức ăn phòng, chống đói, rét cho GS. Trước dự báo mưa bão, rét năm nay diễn biến phức tạp, nhiều người dân đã chủ động dự trữ thức ăn cho đàn GS. Chuồng trại nuôi được người dân che chắn, tránh mưa tạt gió lùa.

Ông Nguyễn Ngẫu ở xã Phong Hải (Phong Điền) chia sẻ, vùng cát ở địa phương có nhiều tiềm năng chăn nuôi bò nhờ có nhiều đồng cỏ, rơm khô ở vùng lân cận. Tuy nhiên, đến mùa mưa rét kéo dài thường có nguy cơ thiếu nguồn thức ăn cho bò. Một vài năm trước đây đã từng xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho vật nuôi trong mùa mưa bão. Vì vậy, từ đầu mùa mưa rét năm nay, ông Ngẫu tranh thủ cắt cỏ tươi, mua thêm rơm khô dự trữ làm thức ăn cho bò trong quá trình nuôi nhốt tránh mưa rét.

Không chỉ dự trữ thức ăn đầy đủ, ông Ngẫu cũng như nhiều người dân còn dự trữ thêm thức ăn tinh bột như cám, bổ sung thêm đường... tăng nguồn thực phẩm dinh dưỡng nhằm tăng đề kháng, sức khỏe cho GS có khả năng chống rét. Ông Ngẫu đã sửa chữa lại chuồng trại nuôi, tuyệt đối không chăn thả bò vào các thời điểm rét đậm, rét hại. Thậm chí, trong điều kiện rét kéo dài phải đắp chăn, đốt lửa sưởi ấm cho đàn bò. Chuồng trại nuôi được vệ sinh sạch sẽ, lót thêm rơm khô nhằm góp phần giữ ấm cho bò.

Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Nguyễn Tưởng cho hay, chăn nuôi bò, lợn giúp nhiều hộ ở địa phương ổn định cuộc sống. Đàn bò và lợn trên địa bàn xã hiện nay khá lớn. Từ đầu mùa mưa bão, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ nuôi chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn GS. Ngoài nguồn cỏ tươi trên các xứ đồng, các hộ còn dự trữ thêm rơm khô và các loại thức ăn tinh. Qua kiểm tra bước đầu, các hộ nuôi đều chấp hành tốt quy định về bảo vệ an toàn đàn GS trong mùa mưa rét.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh thông tin, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương đang tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn GS. Yêu cầu đặt ra đối với các địa phương, hộ chăn nuôi là không chủ quan, lơ là trong phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Cơ quan khí tượng thủy văn, các địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa đài phát thanh địa phương để người dân biết, không để bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Hộ chăn nuôi phải chủ động dự trữ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như rơm, cỏ, cám, chuối, thức ăn tinh… đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng, không để GS bị đói, khát và bổ sung thêm thức ăn tinh bột, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi. Trong suốt mùa mưa rét, người dân phải nhốt GS tại chuồng, không chăn thả khi mưa lớn kèm nhiệt độ xuống thấp.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ai bảo chăn trâu là khổ”

Đó là cách mà ông Nguyễn Liễu (thôn Dương Nổ Cồn, xã Phú Dương, TP. Huế), nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2019 – 2023, “mở đầu” về công việc mưu sinh cùng thành quả lao động đáng trân trọng mà vợ chồng ông “gặt hái” được, kèm nụ cười vui vẻ.

“Ai bảo chăn trâu là khổ”
“Xanh nhà hơn già đồng”

Đến ngày 25/8, toàn tỉnh đã thu hoạch gần 20 ngàn ha lúa hè thu. Diện tích còn lại hơn 5.000ha đang được các địa phương đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ nhằm thu hoạch kịp thời trước ngày 30/8, tránh thiệt hại do mưa lũ.

“Xanh nhà hơn già đồng”
Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top