ClockThứ Năm, 16/05/2019 14:55

Quảng Điền tăng cường giải pháp chống hạn

TTH.VN - Trước diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn vào nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp năm 2019, sáng ngày 16/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đi kiểm tra tình hình triển khai phương án ứng phó với hạn hán, nắng nóng và xâm nhập mặn vụ hè thu năm 2019 tại huyện Quảng Điền.

Đất nông nghiệp theo Nghị định 64 đã lạc hậu cần sửa đổiKiến nghị đầu tư về hệ thống tưới tiêu nhằm khắc phục diện tích đất nông nghiệp bỏ hoangĐiểm sáng trong việc tìm nguồn học bổng cho sinh viênQuảng Điền thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp

Kiểm tra công trình thủy lợi ở Quảng Thái

Vụ hè thu năm 2019, Quảng Điền đưa vào gieo cấy khoảng 4.060 ha lúa, 537 ha rau màu và các loại cây trồng khác. Với tình hình nắng nóng hiện nay, dự kiến 600 đến 700 ha lúa và  từ 400 đến 500 ha rau màu trên địa bàn sẽ bị ảnh hưởng tập trung ở các xã như: Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Vinh, thị trấn Sịa...

Theo lãnh đạo xã Quảng Lợi, hiện địa phương đang có 175 ha lúa đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, tình hình xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến phần lớn diện tích lúa ven phá của xã.

Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, để phòng chống hạn hán, nắng nóng và xâm nhập mặn đảm bảo lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, địa phương đã huy động các nguồn lực, chủ động hợp đồng với các chủ máy bơm nước để bơm tưới kịp thời, không để ruộng bị khô hạn; đồng thời, vớt hết lượng bèo tây trên các sông, hói, kênh rạch để khơi thông dòng chảy, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Tại những nơi đến kiểm tra, hệ thống công trình thủy lợi đã đảm bảo được nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một số công trình có dấu hiệu xuống cấp ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ đập giữ nước ngọt; khẩn trương xử lý những nơi bị rò rỉ, chống mất nước; điều tiết, phân phối nước hợp lý, thực hiện tưới nước tiết kiệm và khoa học. Đồng thời đóng kín các cống ngăn mặn, giữ ngọt cuối các sông, hói không cho mặn xâm nhập vào nội đồng.

 Đẩy nhanh tiến độ gieo sạ vụ hè thu

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của địa phương như: lạc, đậu xanh, dưa, rau màu các loại… ở những vùng đất thiếu nguồn nước có khả năng bị hạn hán. Việc bèo tây tiếp tục phát triển, sinh sôi dày đặc, cản trở dòng chảy của các kênh mương gây ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mặc dù trước đó đã được chính quyền và người dân địa phương trục vớt.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục huy động người dân, tổ chức lồng ghép vào phong trào Ngày Chủ nhật xanh để tiến hành ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, vớt bèo, khơi thông dòng chảy cũng như tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp ở địa phương.

Tin, ảnh: Loan Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top