ClockChủ Nhật, 15/03/2020 11:29

Tái đàn lợn - Giải pháp cấp bách không cần do dự

Người chăn nuôi và doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc tái đàn lợn để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và bình ổn giá trên thị trường.

Đầu tư công lành mạnhNông dân cần tạo ra những mô hình trồng trọt mớiNhân rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh họcChạy đua với công việcXuất khẩu toàn cầu tổn thất 50 tỷ USD chỉ trong tháng 2/2020 do dịch COVID-19

Nhiều trang trại và người dân chủ động tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay 99% số xã phát sinh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, nhiều địa phương đã đủ điều kiện công bố hết dịch. Cùng với tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, các địa phương, doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc tái đàn lợn để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và bình ổn giá trên thị trường.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo, với quy mô đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao và dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vacine điều trị, cộng với thời tiết chuyển mùa thuận lợi cho virus phát triển, các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp không chủ quan, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong tái đàn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, đàn lợn nái hiện còn 2,7 triệu con; đàn giống thuần chủng vẫn còn khoảng 109.000 con, tương đương 90% so với trước khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra. Do đó cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn, không có chuyện thiếu con giống.

Bên cạnh đó, năng lực chăn nuôi hiện nay rất cao, cơ sở vật chất chuồng trại vẫn còn. Trong quá trình chống dịch đã hình thành được các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học có thể nhân rộng trong điều kiện sản xuất ở trang trại, gia trại…

“Các tỉnh tập trung cho việc tái đàn lợn mà không cần phải do dự. Khi cơ chế chính sách đã có, cùng với mặt hàng thịt lợn vẫn đang chiếm tỷ lệ trên dưới 70%, nhu cầu hàng hóa nên sẽ ảnh hưởng ngay CPI. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo trực tiếp việc này, đề nghị các địa phương tập trung cho giải pháp tái đàn, các doanh nghiệp không xảy ra dịch bệnh cũng cần chủ động tăng đàn lợn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đã yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá bán sản phẩm thịt lợn nhưng vẫn còn đang ở mức cao. Nếu không giảm giá thịt lợn xuống mức hợp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích với người tiêu dùng, người sản xuất… thì trước mắt sẽ phải nhập khẩu thịt lợn.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Thông tin doanh nghiệp:
Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ

Bạn đang sở hữu một website với kho tàng dữ liệu đồ sộ? Liệu người dùng có thực sự hài lòng với tốc độ tải trang của bạn? Giải pháp CDN chính là giải pháp cho những vấn đề trên. Với mạng lưới máy chủ phân tán rộng khắp toàn cầu, CDN giúp phân phối nội dung đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin này qua bài viết sau.

Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ
Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8 000 tỷ USD

TIN MỚI

Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín
Return to top