Thế giới

Xuất khẩu toàn cầu tổn thất 50 tỷ USD chỉ trong tháng 2/2020 do dịch COVID-19

ClockThứ Năm, 05/03/2020 17:41
TTH.VN - Theo phân tích của các nhà kinh tế Liên Hiệp quốc, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu, khiến sản lượng xuất khẩu trên toàn thế giới giảm 50 tỷ USD chỉ trong tháng 2/2020.

Campuchia: Gần 200 nhà máy đối mặt nguy cơ đóng cửa do thiếu nguyên liệu thôDu lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19

Nhiều doanh nghiệp đối mặt khó khăn khi chuỗi cung ứng hàng hoá từ Trung Quốc bị gián đoạn do dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: EPA/Baoquocte

Trong cuộc họp báo chung với người đứng đầu Nhóm Ngân hàng Thế giới, Giám đốc điều hành IMF - bà Kristalina Georgieva cho biết, các quỹ toàn cầu do LHQ hậu thuẫn sẽ bù đắp khoản thiếu hụt trên, thông qua gói cứu trợ trị giá 50 tỷ USD giành cho các nước thu nhập thấp và các thị trường mới nổi.

"Đối với các quốc gia có thu nhập thấp, chúng tôi có khoản tài trợ khẩn cấp nhanh chóng lên tới 10 tỷ USD (50% hạn ngạch của các thành viên đủ điều kiện) có thể được tiếp cận mà không cần chương trình chính thức hiện có với IMF", bà Kristalina nêu rõ. Cũng theo Giám đốc IMF, các nước có thể tiếp cận nguồn tài chính khẩn cấp thông qua Công cụ tài chính nhanh. Cơ sở này có thể cung cấp khoảng 40 tỷ USD cho các thị trường mới nổi có khả năng tiếp cận để hỗ trợ tài chính. 

Gây tổn thất nghiêm trọng

Dữ liệu kinh tế sơ bộ được phân tích tại Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tại Geneva chỉ ra rằng, các biện pháp nhằm ngăn chặn virus Corona (SARS-CoV-2) ở Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12 năm ngoái - đã gây ra sự suy giảm đáng kể về sản lượng.

Theo bà Pamela Coke-Hamilton, người đứng đầu Bộ phận Thương mại và Hàng hóa Quốc tế của UNCTAD, những khu vực chịu tác động tồi tệ nhất dự kiến ​​sẽ thuộc về Liên minh châu Âu (15,5 tỷ USD), Mỹ (5,8 tỷ USD) và Nhật Bản (5,2 tỷ USD). Đối với các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào việc bán nguyên liệu thô, các hiệu ứng có thể được cảm nhận “rất, rất mãnh liệt”.

Trong trường hợp tình hình dịch bệnh không được cải thiện trong thời gian ngắn thì tác động chung đến nền kinh tế toàn cầu sẽ rất nghiêm trọng, có thể dẫn tới suy thoái tiêu cực.

PMI Trung Quốc giảm mạnh nhất từ năm 2004

Trích dẫn từ Chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc, nhà kinh tế của LHQ cho biết chỉ số này đã giảm xuống còn 37,5 điểm - giảm khoảng 20 điểm - mức thấp nhất kể từ năm 2004, liên quan trực tiếp đến xuất khẩu và đồng nghĩa với sự sụt giảm 2% trong xuất khẩu nói chung. Song song đó, với hiệu ứng Ripple (hiệu ứng gợn sóng), tác động sẽ lan toả trên toàn thế giới. 

Điều này là bởi Trung Quốc đã trở thành nhà cung ứng chính các sản phẩm hoàn chỉnh và các sản phẩm trung gian được sử dụng trong vô số ngành công nghiệp - từ hóa chất cho ngành dược phẩm cho đến các bộ phận trong máy ảnh kỹ thuật số và ngành công nghiệp xe hơi, gây lo ngại về sự gián đoạn dài hạn đối với chuỗi cung ứng ở các nước.

Có thể nói, tác động kinh tế của dịch bệnh lần này phụ thuộc vào các biện pháp mà các quốc gia áp dụng để ngăn chặn virus. Trung Quốc đã có những bước đi đúng đắn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus khi ban hành các lệnh đóng cửa, hạn chế việc đi lại của người dân…

Ngay bây giờ, tác động của COVID-19 lên các chuỗi giá trị toàn cầu đã được cảm nhận và có thể sẽ còn tiếp tục trong vài tháng nữa, bà Coke-Hamilton nói. Tuy nhiên, nếu việc sản xuất gia tăng trở lại, có thể trong vài tháng tới, thì tác động dài hạn sẽ có một chút khác biệt và sẽ trở nên tốt hơn. Vì vậy, tình hình phụ thuộc vào những gì xảy ra ở Trung Quốc.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

Không phải đối mặt với áp lực thiếu đơn hàng, nhiều DN xuất khẩu đang tăng tốc sản xuất tận dụng các cơ hội mới từ thị trường.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu
Return to top