ClockThứ Bảy, 25/12/2021 06:30

Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, bền vững

TTH - Đến nay, toàn tỉnh có 63/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Mục tiêu năm 2022, có thêm 12 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu và có ít nhất 20% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM.

Giảm nghèo bền vững và tăng thu nhậpXây dựng mô hình xã thông minh trong nông thôn mớiThêm 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Phát triển mô hình sản xuất rau má hữu cơ, trà rau má tại Quảng Thọ, Quảng Điền

Huy động nguồn lực địa phương

Sau khi được công nhận là địa phương đạt chuẩn NTM, xã Quảng Phú (Quảng Điền) sớm bắt tay vào xây dựng xã NTM nâng cao. Với đặc thù “xã lúa vùng trũng”, để đạt được những kết quả đầu tư xây dựng NTM tại Quảng Phú như hôm nay, là một sự cố gắng vượt bậc của chính quyền, Nhân dân.

Chị Phạm Thị Hòa (thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú) cho biết, do là xã vùng trũng, ảnh hưởng ngập lụt hàng năm nên đường sá ở Quảng Phú trước đây rất khó khăn. Từ khi bắt tay xây dựng NTM, điều mà người dân thấy rõ nhất ngoài có thêm nhiều mô hình kinh tế mới, hiệu quả, bà con phấn khởi làm ăn thì các tuyến đường liên thôn, xã, đê bao nội đồng được xây mới, thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất.

Ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú thông tin, là một trong hai địa phương được huyện Quảng Điền chọn xây dựng mô hình điểm NTM nâng cao, đến nay Quảng Phú đã có những chuyến biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Địa phương thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho người dân bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình theo chuỗi giá trị được hình thành.

Ngoài ra, kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa trên địa bàn xã được xây dựng cơ bản hoàn thiện, theo hướng đa mục tiêu như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa. “Đến nay về xây dựng NTM nâng cao, qua rà soát Quảng Phú đạt 18/19 tiêu chí. Tiêu chí sắp cán đích là giao thông nội đồng đang được địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực xây dựng, nếu được cấp trên hỗ trợ cộng với nguồn đối ứng của xã sẽ sớm hoàn thành tiêu chí này”, ông Lợi khẳng định.

Cơ sở hạ tầng, trường học được xây dưng khang trang ở miền núi Nam Đông

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, trên cơ sở kết quả của giai đoạn 2016-2020 của những mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tập trung, các địa phương đã chủ động tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong xây dựng NTM trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn, trang trại nông nghiệp làm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình xã NTM thông minh thí điểm tại hai xã Quảng Thọ và Vinh Hưng.

Hiện nay, trong điều kiện khó khăn về kinh phí do Trung ương chưa giao kế hoạch, ngân sách tỉnh hạn chế nhưng một số địa phương đã chủ động cân đối, bố trí ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác để tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng NTM. Tổng huy động nguồn lực đến nay ước gần 1.600 tỷ đồng.

Đồng bộ giải pháp

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh khẳng định, mục tiêu trong giai đoạn này là nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn NTM, phấn đấu sớm trở thành NTM nâng cao, kiểu mẫu có kinh tế phát triển, hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp, môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và phát huy, an ninh trật tự xã hội đảm bảo và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, Nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ.

Theo đó, phấn đấu năm 2022, số xã đạt chuẩn NTM tăng thêm ít nhất 4 xã, số xã đạt chuẩn NTM nâng cao 6 xã, số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 2 xã và có ít nhất 20% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM. Tổng huy động nguồn lực năm 2022 dự kiến 994 tỷ đồng.

Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu theo bộ tiêu chí hiện hành, đồng thời chủ động xác định nội dung, giải pháp bảo đảm duy trì và đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025; tập trung xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn cho các xã, huyện theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp; các khu dân cư, thôn, bản kiểu mẫu, nhất là các xã NTM nâng cao, kiểu mẫu tiến tới hình thành các vùng quê đáng sống.

Các địa phương huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực cho xây dựng NTM để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, cần ưu tiên bố trí ngân sách và huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình. Thường xuyên kiểm tra, thực hiện cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng NTM, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với khả năng.

Đề xuất Trung ương nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép (tổ chức chỉ đạo điều hành, xây dựng kế hoạch, lồng ghép kinh phí...) 3 chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, gồm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Năm 2021, có 31 dự án (DA) của 31 chủ thể kinh tế đăng ký tham gia Chương trình OCOP, gồm 3 DA tại huyện A Lưới, 4 DA tại Hương Thủy, 3 DA tại Quảng Điền, 3 DA tại Phú Vang, 5 DA tại Phú Lộc, 4 DA tại Nam Đông, 5 DA tại Phong Điền, 2 DA thị xã Hương Trà và 2 DA tại TP. Huế. Với tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ 2,130 tỷ đồng đã tổ chức 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; đưa một số sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử đã có (sàn kinh tế hợp tác của Liên minh HTX tỉnh, sàn postmart.vn của Bưu điện Việt Nam, sàn voso.vn của Viettelpost) và trên các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam; tổ chức kết nối quảng bá, bán hàng, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top