ClockThứ Hai, 20/12/2021 07:00

Giảm nghèo bền vững và tăng thu nhập

TTH - Sản xuất nông nghiệp gắn với dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTN), NTM nâng cao của huyện Quảng Điền. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 38 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,5%.

Huy động các nguồn lực giúp giảm nghèo bền vữngƯu tiên các nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu sốGiúp nhau thoát nghèo

Sản xuất mây tre đan Bao La

Sản xuất nông nghiệp đúng hướng

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền - Ngô Văn Dinh thông tin, sản xuất nông nghiệp của huyện Quảng Điền phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với cơ cấu lại ngành. Các địa phương thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để đáp ứng yêu sản xuất, Quảng Điền từng bước hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tại các vùng sản xuất tập trung. Từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng trồng rau theo hướng an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Các địa phương, ngành nông nghiệp từng bước mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng như BT7, HT1, HN6, NA6, Hà Phát 3, KH1 với diện tích gieo cấy hơn 1.200ha. Riêng diện tích cánh đồng lớn lúa chất lượng 560ha. Trên địa bàn cũng đã hình thành thêm một số vùng sản xuất hàng nông sản tập trung, chuyên canh, có giá trị kinh tế cao. Đến nay, diện tích rau sản xuất theo quy trình VietGAP gần 100ha, sản xuất hữu cơ là 13,5ha; sản xuất giống lúa chất lượng gần 2.000ha. Giá trị sản lượng canh tác ngành trồng trọt bình quân đạt trên dưới 100 triệu đồng/năm.

Ngành chăn nuôi chuyển dần từ nhỏ lẻ, nông hộ sang quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hóa. Quy hoạch và tổ chức phát triển chăn nuôi quy mô trang trại ở vùng rú cát nội đồng được huyện triển khai tại các xã Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng Thái. Đồng thời vận động, tạo điều kiện cho các hộ phát triển chăn nuôi ở các vùng đất tách biệt với khu dân cư. Đến nay, toàn huyện có 59 trang trại và hơn 200 hộ chăn nuôi quy mô khá lớn.

Các địa phương kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, từ đó hình thành, củng cố các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực như lợn, gà. Có 4 trại nuôi gia công lợn thịt liên kết với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam quy mô 10 ngàn con; liên kết với Tập đoàn Quế Lâm triển khai dự án (DA) nuôi lợn theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn sinh học và chuỗi giá trị, các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gà thịt… Nhiều DA chăn nuôi có hiệu quả được đầu tư như nhà máy ấp trứng gà của Công ty 3F Việt với công nghệ hiện đại, công suất 7,2 triệu con giống/năm, cơ sở sản xuất gà giống quy mô 10 ngàn gà bố mẹ, mô hình nuôi bò thịt BBB.

Đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn

Gắn với tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Các nghề, làng nghề được huyện đầu tư xây dựng, trong đó, một số làng nghề đã được tỉnh công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống như mây tre đan Bao La, mây tre đan Thủy Lập, bún bánh Ô Sa, chế biến mắm, nước mắm Tân Thành. Để thúc đẩy phát triển các làng nghề, ngành nghề, huyện triển khai các giải pháp, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn phát triển, nhất là hỗ trợ về thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiếp cận thị trường tiêu thụ và hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, nhãn hiệu sản phẩm, đào tạo nghề, đầu tư trang thiết bị. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, hạ tầng và trang thiết bị cho các làng nghề, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - Lê Ngọc Bảo đánh giá, dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Một số dịch vụ phát triển khá tốt như vận tải, nhà hàng, thương mại, bước đầu khai thác loại hình du lịch sinh thái biển, đầm phá. Du lịch đang có chiều hướng phát triển hiệu quả, xây dựng nhiều chương trình, tour du lịch với các hoạt động khá đa dạng và hấp dẫn như tour du lịch cộng đồng “Sóng nước Tam Giang” ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, tour du lịch “Một ngày trên phá Tam Giang” của Công ty An Thạnh, tour “Hoàng hôn phá Tam Giang” của Công ty CP Truyền thông quảng cáo và du lịch Đại Bàng.

Hoạt động dịch vụ ở trung tâm huyện và trung tâm các xã ngày càng sôi động, đáp ứng các nhu cầu tại chỗ ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các cửa hàng tương đối lớn ở trung tâm thị trấn và các xã, như siêu thị điện máy xanh, salon xe máy, điện tử viễn thông, ngân hàng, vật liệu xây dựng...

Từ sự đầu tư đúng hướng góp phần thúc đẩy tiến trình giảm nghèo bền vững của huyện. Việc tập trung thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Huyện lồng ghép thực hiện các mục tiêu, DA giảm nghèo bền vững với xây dựng NTM, như huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Đồng thời, triển khai các DA hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí 11 tỷ đồng đã hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Năm 2010, các xã trên địa bàn huyện có 3.257 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,17% và chưa có xã nào đạt tiêu chí. Đến cuối năm 2020, 10 xã trên địa bàn huyện còn 1.042 hộ nghèo, tỷ lệ 4,5%, giảm 3.002 hộ, giảm 11,67% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 38 triệu đồng/năm, so với năm 2010 chỉ 12 triệu đồng.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Xóa nghèo ở An Hòa: Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc

Phường An Hòa (TP. Huế) có địa bàn rộng, dân cư đông với hơn 3.400 hộ, trong đó đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp, làm nghề thời vụ nên đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Song, nhờ triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nên năm 2024, phường đã “xóa” 6 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo toàn phường đến cuối tháng 10/2024 còn 15 hộ.

Xóa nghèo ở An Hòa Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc
Return to top