ClockChủ Nhật, 19/09/2021 16:17

Tháo gỡ giàn bẫy, tiêu huỷ hàng trăm chim mồi

TTH.VN - Nhiều giàn bẫy, hàng trăm chim mồi, que dính nhựa… dùng để bẫy chim hoang dã trên những cánh đồng thuộc địa bàn huyện Phú Lộc đã được Hạt Kiểm lâm Phú Lộc phối hợp với các cơ quan chức năng tháo gỡ.

Tri ân chim trờiTiếng kêu từ chim trờiBáo động nạn săn bắt chim hoang dã!

Lực lượng kiểm lâm tháo gỡ giàn bẫy chim mồi dùng để bẫy các loài chim hoang dã. Ảnh: KLPL

Ngày 19/9, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc cho biết, trong những ngày cuối tuần, lực lượng Trạm Kiểm lâm địa bàn Thừa Lưu (thuộc Hạt Kiểm lâm Phú Lộc) đã phối hợp với chính quyền địa phương, công an các xã, thị trấn tiến hành dẹp bỏ các trường hợp dùng mồi, bẫy để đánh bắt các loài chim trời.

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã tháo gỡ, tiêu huỷ 5 giàn bẫy, 300 chim mồi bằng phao xốp, 3.200 cái que dính nhựa và thả về tự nhiên 5 con cò. Ngoài ra, Trạm kiểm lâm địa bàn Thừa Lưu đã phối hợp với lực lượng của UBND xã Lộc Tiến yêu cầu 14 đối tượng ký cam kết không được đặt bẫy, đánh bắt chim hoang dã.

Tháng 9 hàng năm là thời điểm các loài chim tự nhiên bắt đầu vào mùa di cư. Các loài chim thường đậu giữa cánh đồng, các lùm cây ven đầm phá… Do vậy, nhiều đối tượng đã tổ chức săn bắt bằng nhiều cách, trong đó phổ biến là đặt bẫy.

Trước tình trạng này, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc cho biết, sẽ tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, truy quét nhằm tháo dỡ, thu hồi triệt để các phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim trái phép, triệt phá các tụ điểm mua, bán chim tự nhiên. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ quý, hiếm

Ngày 2/5, Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ từ em Nguyễn Đức Minh Q., học sinh lớp 6- Trường THCS Thuỷ Bằng (TP. Huế) tự nguyện giao nộp với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên.

Tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ quý, hiếm
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

Sáng 16/3, UBND TP. Huế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (viết tắt là VFBC)” và Đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học WWF-Việt Nam tổ chức lễ phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã.

Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã
Return to top