ClockThứ Năm, 08/09/2022 06:30

Thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu, tránh thiệt hại do mưa lũ

TTH - Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 23.600ha trên tổng số hơn 24.600ha diện tích lúa hè thu, số diện tích còn lại chủ yếu tập trung ở huyện miền núi A Lưới. Ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu, tránh thiệt hại do mưa lũ.

Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu tránh thiệt hại do mưa lũQuảng Điền: Đẩy nhanh thu hoạch lúa hè thu nhằm tránh thiệt hạiPhong Điền: Thu hoạch nhanh, gọn lúa hè thuThu hoạch xong lúa hè thu trước 5/9

A Lưới chỉ mới thu hoạch được 30% diện tích lúa hè thu

Theo dự báo của Đài khí thượng Thủy văn tỉnh, trong tháng 9/2022 khả năng có 1 - 2 đợt mưa lớn diện rộng; từ tháng 9 - 11/2022 khả năng có 6 - 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 2 - 3 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

Công tác thu hoạch nhanh, gọn cây trồng vụ hè thu được triển khai cấp tập ở các địa phương nhằm phòng tránh thiệt hại do thời tiết. Ghi nhận tại huyện A Lưới, vụ hè thu năm nay, toàn huyện gieo cấy gần 1.100ha, tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ thu hoạch được 30% diện tích và có một số diện tích lúa đã chín nhưng vẫn chưa thu hoạch.

Ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn (A Lưới) cho biết, toàn xã đưa vào sản xuất 77ha lúa với cơ cấu giống chủ yếu HG12, HN6…, thời điểm hiện tại địa phương đã hỗ trợ người dân thu hoạch được 80% diện tích. Xã huy động người dân sử dụng máy cắt cải tiến để tiến hành thu hoạch lúa. Khoảng 80% số hộ dân toàn xã có diện tích trồng rừng, đều sử dụng máy nên thu hoạch lúa nhanh. Địa phương còn huy động máy đập liên hợp từ xã A Ngo vào giúp dân thu hoạch lúa.

Đối với số diện tích còn lại chủ yếu lúa rẫy, lúa truyền thống với đặc điểm sinh trưởng dài ngày nên dự kiến sẽ thu hoạch xong trước ngày 15/9. Do diện tích còn lại chủ yếu nằm ở địa hình sườn đồi, nương rẫy không lo ngập úng nhưng dễ đổ ngã nên xã lên phương án cắt cử lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch trong điều kiện gặp mưa bão.

Mới đây, ông Huỳnh Công Quảng, Bí thư Huyện ủy A Lưới đã có chuyến kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp và thu hoạch lúa vụ hè thu tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Để bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng vụ hè thu, Bí thư Huyện ủy yêu cầu thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện, các xã, thị trấn tiếp tục tập trung kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hoạch diện tích ruộng lúa, thực hiện tốt phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để thu hoạch số diện tích lúa đã chín rộ; rà soát số lượng máy gặt trên địa bàn để có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt hợp lý để thu hoạch và có kế hoạch để chủ động huy động lực lượng tại cơ sở (đoàn thanh niên, quân đội, công an,…) sẵn sàng giúp dân thu hoạch lúa kịp thời.

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) cho biết, vụ hè thu năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy khoảng hơn 24.600ha lúa, hiện đang giai đoạn chín. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch khoảng 23.600ha. Một số địa phương triển khai thu hoạch nhanh gọn, hiệu quả diện tích lúa hè thu như Phú Vang, Phú Lộc đạt 99,9%, Hương Thủy 100%, Nam Đông 90%.

Để bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng vụ hè thu, đơn vị yêu cầu các địa phương có kế hoạch tổ chức thu hoạch từng vùng, từng chân ruộng với phương châm lúa chín đến đâu thu hoạch đến đó. Đặc biệt, đối với các diện tích lúa thu hoạch sau ngày 5/9, thường xuyên theo dõi diễn biến khí tượng thủy văn, xây dựng các phương án sẵn sàng, kịp thời hỗ trợ người dân thu hoạch trong trường hợp xảy ra mưa lũ, sớm. Đồng thời, tranh thủ thu hoạch cây sắn, rau màu... ở các vùng thấp trũng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Các địa phương cần có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt hợp lý để thu hoạch lúa. Huy động các lực lượng tại cơ sở như thanh niên xung kích, dân phòng, lực lượng quân đội, công an, sẵn sàng giúp người dân thu hoạch lúa kịp thời khi xảy ra thiên tai. Đối với các vùng là trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh, cần áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom, vận chuyển rơm rạ, ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT yêu cầu ngành thủy lợi, các địa phương tổ chức kiểm tra hệ thống kênh mương, gia cố đê bao nội đồng, khơi thông dòng chảy, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc để chủ động tiêu úng, xử lý kịp thời khi có mưa lớn xảy ra. Đối với vùng thấp, xung yếu, cần tôn bờ vùng; những vùng có bờ bao thấp cục bộ, cần tôn cao để ngăn lũ sớm.

Vận hành hợp lý các công trình thủy lợi 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 7/9 đến ngày 12/9 ở khu vực đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ bao gồm địa phận Thừa Thiên Huế có khả năng xảy ra đợt mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác Công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương có phương án vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, cống qua đê, bảo vệ diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch xong.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Return to top