ClockThứ Hai, 12/09/2022 06:09

Tìm đầu ra cho nông sản hữu cơ, OCOP

TTH - Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, diện tích. Tuy nhiên, đầu ra loại sản phẩm này đang gặp nhiều vấn đề cần tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

Hơn 40 đơn vị tham gia hội chợ sản phẩm hữu cơ, OCOPHuyện Quảng Điền hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Gạo hữu cơ Phú Hồ được công nhận OCOP

Nông sản hữu cơ (NSHC) đang được sản xuất và đưa ra thị trường, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, trước xu thế nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe. Trong đó phải kể đến gạo hữu cơ của HTX NN An Lỗ, HTX NN Thủy Phù, các nông sản của Công ty TNHH Hữu cơ Huế Việt, Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh. Các sản phẩm hữu cơ của các mô hình nông nghiệp do dự án Luxembourg hỗ trợ như dầu lạc hữu cơ Mỹ Á, xã Giang Hải, rau hữu cơ Vinh Mỹ, gạo hữu cơ Phú Mỹ, rau má hữu cơ Quảng Thọ, rau hữu cơ Quảng Thành và Sịa...

Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc HTXNN An Lỗ cho rằng, xu thế hiện nay và tương lai, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là điều tất yếu, dần thay thế phương thức sản xuất không an toàn sức khỏe và môi trường. HTX đang triển khai mô hình trồng và chế biến lúa gạo hữu cơ, trước mắt phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại một số công ty trên địa bàn tỉnh, các trường mầm non, siêu thị… Khó khăn lớn hiện nay là nhận thức về NSHC của nhiều người còn thấp, thiếu sự quan tâm sử dụng nên sản phẩm bước đầu khá khó khăn về đầu ra.

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn khẳng định, một trong những khó khăn và trở ngại lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ là thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chưa lớn mạnh. Các sản phẩm hữu cơ của nông dân sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ, đầu ra không ổn định, giá NSHC được bán ngang với sản phẩm thông thường, hoặc chênh lệch cao hơn không nhiều.

Một trong những giải pháp kích cầu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chủ lực, NSHC là xây dựng sản phẩm OCOP. Đây được xem là hình thức phát triển tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình OCOP tạo sự lan tỏa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề và dịch vụ du lịch của các địa phương.

Chương trình OCOP được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ cuối năm 2018, với trọng tâm “phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương”. Đây cũng là hướng phù hợp trong phát triển các nông, đặc sản, NSHC có quy mô, mang tính đặc trưng và có dư địa phát triển của tỉnh.

Chương trình OCOP bước đầu thu hút sự tham gia và phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp hoàn thiện các sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu tổ chức kinh tế theo hướng liên kết. Các sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét về chất lượng và bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, một số sản phẩm có vùng nguyên liệu được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, chứng nhận NSHC…

Mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, mỗi địa phương cấp huyện xây dựng 4 – 6 sản phẩm OCOP chủ lực; có ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP; phát triển từ 2 – 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia chương trình OCOP; có ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao,…

Nhằm hỗ trợ phát triển thị trường NSHC và sản phẩm OCOP, mới đây, dự án VIE/433 phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội chợ kết hợp hội thảo các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm OCOP tỉnh năm 2022. Mục tiêu hội chợ, hội thảo nhằm đánh giá đúng thực trạng kết quả thực hiện phát triển và kết nối cung cầu NSHC và sản phẩm OCOP tỉnh thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển, thúc đẩy kết nối cung cầu các sản phẩm hữu cơ và OCOP trên địa bàn tỉnh thời gian đến.

Hội chợ còn tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, gắn kết giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và OCOP của các doanh nghiệp, HTX, THT, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, tạo chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Đồng thời kết nối đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại hệ thống nhà hàng, siêu thị, các chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm… trong và ngoài tỉnh.

Hội chợ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và OCOP tỉnh năm 2022 tổ chức cuối tháng 8 mới đây, với sự tham gia của 48 đơn vị sản xuất. Qua đó thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm, tìm kiếm thị trường đầu ra, ký hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa, tạo cơ hội gặp gỡ giao thương, giao lưu, trao đổi những tiềm năng, đặc trưng văn hóa vùng miền của các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn. Thông qua đó định hướng sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới liên kết theo chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, HTX và làng nghề.

Bài, ảnh: TRIỀU CHÍNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Lên đời” cho thương hiệu chuối già lùn A Lưới

Với diện tích gần 400ha trồng chuối, 116ha trồng chuối già lùn, nguồn thu nhập từ chuối, nhất là chuối già lùn từng bước đã làm thay đổi đời sống bà con nông dân ở A Lưới. Ngoài tiêu thụ chuối chín, từ sự mày mò tìm hiểu, sáng tạo và liên kết, Hợp tác xã Nông sản an toàn A Lưới (gọi tắt là HTX) đã từng bước “lên đời” cho thương hiệu chuối già lùn với đa dạng các sản phẩm như: Chuối sấy dẻo, bánh mì chuối xanh sấy giòn, sợi mì bột chuối xanh...

“Lên đời” cho thương hiệu chuối già lùn A Lưới

TIN MỚI

Return to top