ClockThứ Sáu, 17/04/2020 17:47

Trên 1.200 tấn tôm thương phẩm vùng cát chờ giải cứu

TTH.VN - Trên 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền chưa tiêu thụ được.

Thủy sản bị ảnh hưởng nặng bởi hạn, mặn“Giải cứu”… tôm nuôi trên cátNuôi tôm khép kín: An toàn & hiệu quảThay đổi tư duy để nuôi tôm an toànXây dựng chuỗi giá trị tôm: Bài toán cần có lời giải

Người dân giữ tôm chăm sóc, tăng chi phí đầu tư

Tồn hàng, giá hạ

Ông Nguyễn Cát ở xã Phong Hải (Phong Điền) nuôi 3 hồ với diện tích khoảng 1 ha, ước sản lượng trên dưới 30 tấn. Khi tôm bắt đầu bước vào thu hoạch cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 "rộ lên", các thương lái dừng thu mua. Hàng chục tấn tôm không biết bán cho ai, trong khi tôm phải giữ lại trong ao tốn chi phí thức ăn bình quân mỗi ngày 10 triệu đồng. Tính từ khi xảy ra dịch đến nay, hộ ông Cát chi phí thức ăn, điện, thuốc men, nhân công và các khoản khác lên đến 1,5 tỷ đồng.

Giá tôm cũng đang là "bài toán" nan giải đối với người tôm hiện nay. Thông thường tôm đạt kích cỡ 50 con/kg có giá 240-250 ngàn đồng, còn lại bình quân từ 160-200 ngàn đồng/kg. Từ khi xảy ra dịch COVID-19, giá tôm "rớt tận đáy", loại tôm 50 con/kg chỉ còn 150 ngàn đồng, còn lại 100-120 ngàn đồng/kg. Giá tôm thấp, trong khi chi phí điện, nước, thức ăn lại tăng, người dân "thiệt đơn, thiệt kép".

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu ước thiệt hại toàn xã trong vụ nuôi tôm này lên đến 130-150 tỷ đồng. Con số thiệt hại sẽ còn tăng nếu đầu ra sản phẩm tiếp tục "bí". Trước mắt, kiến nghị các cấp, ban ngành có biện pháp giúp địa phương giải quyết đầu ra cho số lượng tôm đến kỳ thu hoạch đang tồn đọng. Về lâu dài, chính quyền địa phương sẽ củng cố, hỗ trợ phát triển HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải để "lo" đầu ra cho sản phẩm.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang thông tin, hầu hết các diện tích ao hồ thu hoạch trước dịch đều có lãi, nhiều hộ lãi từ 500 triệu đến hơn tỷ đồng. Số diện tích thu hoạch trong mùa dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ bất ổn nên có đến 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền bí đầu ra. Chi phí thức ăn và các khoản khác để giữ tôm trong hồ, kèm theo giá tôm vụ này rất thấp, ước thiệt hại, thua lỗ toàn vùng Ngũ Điền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Giải cứu sản phẩm, hướng đến nuôi tôm an toàn

Mới đây, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, lãnh đạo huyện Phong Điền đã làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP (Công ty CP), ngoài thu mua sản phẩm tồn đọng, còn chia sẻ mong muốn hợp tác, liên kết với các địa phương, người dân nuôi tôm chân trắng trên cát an toàn, xuất khẩu.

Nuôi ao tròn, mô hình cần nhân rộng

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền thông tin, Công ty CP đồng ý thu mua sản phẩm tồn đọng cho người dân. Công ty đang xây dựng kế hoạch, tính toán giá cả, thị trường tiêu thụ, sẽ tiến hành thu mua sản phẩm trong thời gian đến với phương châm "đôi bên cùng có lợi". Do sản phẩm của người dân không đảm bảo điều kiện xuất khẩu nên công ty sẽ mua cấp đông, chờ dịch bệnh ổn định sẽ tiêu thụ thị trường trong nước, chủ yếu phục vụ các nhà hàng, khách sạn...

Lâu nay, tại vùng Ngũ Điền chỉ có duy nhất một đại lý thu mua tôm. Việc Công ty CP sẵn sàng hợp tác với các địa phương trong quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm tôm chân trắng là một tin vui với người nuôi tôm.

Theo yêu cầu của Công ty CP, các hộ nuôi phải sử dụng nguồn thức ăn, thuốc men và các trang thiết bị do công ty cung cấp, tôm nuôi đảm bảo kích cỡ theo quy định. Người dân không lạm dụng các chất kích thích, kháng sinh, hóa chất… trong quá trình nuôi. Ao nuôi, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thủy lợi, xử lý môi trường… phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo theo quy trình khép kín.

Kế hoạch trước mắt của huyện Phong Điền sẽ liên kết với Công ty CP cùng với một số hộ dân tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn theo chuỗi giá trị thí điểm, theo quy trình, quy định của công ty. Sau đó sẽ từng bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất, nhân rộng trên toàn địa bàn vùng Ngũ Điền. Mục tiêu, chiến lược của huyện Phong Điền hướng đến mô hình nuôi tôm công nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn, xuất khẩu.

Trong quy hoạch của Phong Điền, sẽ mở rộng mô hình nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển khoảng 900 ha, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm đảm bảo ổn định giá cả, quyền lợi của người dân. Ngoài hợp tác với Công ty CP, huyện sẽ hỗ trợ HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải, đảm bảo điều kiện thu mua sản phẩm cho người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 11 đạt trên 310 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
Bảo vệ thuyền bãi ngang ven biển

Cứ đến mùa mưa bão, biển động, ngư dân vùng bãi ngang ven biển lại tất bật đưa thuyền nan lên cao, tránh xa bờ biển để đảm bảo an toàn.

Bảo vệ thuyền bãi ngang ven biển
Return to top