ClockThứ Bảy, 11/04/2020 07:00

Trên 6.000 ha lúa nhiễm bệnh

TTH - Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên cây lúa hoành hành khiến hơn 6.000 ha lúa bị nhiễm bệnh các loại, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ đông xuân 2019 - 2020.

Dịch bệnh trên lúa có xu hướng phức tạpTập trung phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra cây lúa bị bệnh tại Quảng Điền

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh - Sở NN&PTNT, vụ đông xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh đưa gieo cấy khoảng 29.000 ha, đến thời điểm hiện tại, lúa đã và đang trổ khoảng 6.500 ha. Thời gian gần đây, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, rầy nâu, lưng trắng đang gây hại khoảng gần 900 ha lúa tại các địa phương. Nếu không có giải pháp phòng, trừ và quản lý theo dõi bệnh kịp thời sẽ có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Tại Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); Phú Hồ, Phú Mỹ (Phú Vang); Thủy Phù, Thủy Dương (Hương Thủy) bệnh rầy nâu, lưng trắng đang hoành hành trên diện tích gần 300 ha.

Ông Trần Đăng Quân - một nông dân ở Thuận Hòa (Hương Phong) cho biết: “Bệnh rầy nâu, lưng trắng vụ đông xuân năm nay hoành hành dữ dội hơn với mật độ nhiễm cao hơn. Nhiều diện tích ruộng tại Thuận Hòa, cây lúa bị nám vàng, còi cọc. Trên diện tích lúa bắt đầu làm đòng, trổ, dịch bệnh gây hại rõ rệt”.

Hộ ông Quân vụ đông xuân năm nay đưa vào trồng khoảng 8 sào tại xứ đồng Cồn Bàu với cơ cấu giống chủ yếu 4B, Si, các loại nếp. Từ khi phát hiện dịch bệnh, ông Quân cùng nhiều hộ dân khác ở Thuận Hòa đã tiến hành phun nhiều loại thuốc từ 2-3 lần trên diện tích ruộng canh tác, nhưng một số diện tích vẫn tiếp tục bị gây hại.

“Đến thời điểm hiện tại đã phun hơn 1,5 triệu đồng tiền thuốc, một số diện tích trừ được bệnh xong tái lại nên vẫn còn 2 sào bị nhiễm nặng nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng”, ông Quân cho biết thêm.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh đánh giá, theo thống kê, hiện có hơn 6.000 ha lúa bị nhiễm bệnh các loại. Trong đó, bệnh đạo ôn cổ bông (tỷ lệ nhiễm 3-5%, nơi cao 10%), bệnh lem lép (tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-10%), tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên diện tích lúa trổ, nhất là trên chân ruộng đất cát pha. Bệnh rầy nâu tiếp tục gia tăng mật độ gây hại trên diện tích lúa giai đoạn trổ-chín với mật độ 750-1.000 con/m2, nơi cao 1.500-2.000 con/m2.

Thời tiết nắng ấm, đêm và sáng có sương mù, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch là điều kiện bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt phát sinh, gây hại. Nếu không tích cực phòng bệnh đúng thời điểm (khi lúa bắt đầu trổ để hạn chế nấm xâm nhiễm, gây hại) và phun phòng đúng loại thuốc, sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng vụ đông xuân.

Tích cực phòng trừ

Theo Sở NN&PTNT, để chủ động phòng trừ bệnh trên cây lúa trong giai đoạn cấp bách hiện nay, đơn vị chỉ đạo các địa phương phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trổ vè thưa (trổ từ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1 từ 5-7 ngày tùy theo giống lúa) bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Trizole 75WP, Ninija 35EC, Filia 325SC, kết hợp phun phòng lem lép hạt lúa bằng các loại thuốc Anvil 5SC, Amistar Top 325 SC, Tilt Super 300 EC.

Yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo phun trừ cục bộ bệnh khô vằn, khi bệnh chớm xuất hiện, phun trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ, nơi có mật độ cao (sâu cuốn lá nhỏ mật độ > 20 con/m2, rầy > 1.500 con/m2) để hạn chế lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác giai đoạn từ nay đến cuối vụ để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

Sở NN&PTNT yêu cầu Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương tích cực triển khai nạo vét kênh mương, tích trữ nước để chủ động cung cấp nguồn nước không để ruộng khô hạn trong giai đoạn lúa trổ chín.

Ông Hồ Đắc Thọ cho rằng, hiện nay, đối với diện tích lúa đang làm đòng chuẩn bị trổ bông đang nhiễm bệnh đốm nâu, gạch nâu, nhất là trên các vùng có tầng canh tác mỏng, đất pha cát, vùng ven phá Tam Giang…cần phun bổ sung phân bón lá siêu Kali để thúc đẩy quá trình trổ thoát, cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trổ bông, hình thành và phát triển hạt được thuận lợi.

Phun thuốc phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”, phun đủ lượng thuốc trên đơn vị diện tích (20-30lít /500m2), khi phun không nên phối trộn nhiều loại thuốc, nên phun vào chiều tối, sau khi phun gặp mưa dông tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật tái nhiễm gây hại; khuyến cáo nông dân duy trì đổ nước cho cây lúa từ giai đoạn trổ chính, đến trước khi thu hoạch 7 ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện nắng nóng làm gia tăng tỷ lệ lép hạt lúa.

Chi cục TT&BVTV tỉnh cùng Trung tâm Khuyến nông tăng cường cán bộ về cơ sở thực hiện công tác điều tra, dự tính dự báo, theo dõi diễn biến thời tiết chặt chẽ nhằm hướng dẫn nông dân phòng bệnh đạo ôn, lem lép hạt đúng thời điểm, đúng loại thuốc để ngăn chặn nấm bệnh xâm nhiễm gây hại trong quá trình lúa trổ kịp thời, hiệu quả và phòng trừ các đối tượng sinh và gây hại khác.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top