ClockThứ Bảy, 18/02/2023 11:36

Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa

TTH.VN - Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ triều cường sạt lở tiếp diễn vùng ven biển các địa phương.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lạiTiêu úng "cứu" hơn 4.500 ha lúa bị ngậpMưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lởBơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Sạt lở tuyến đường tuần tra ven biển Phong Điền

Ngày 18/2, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các địa phương, chủ công trình hồ đập về việc cảnh báo, ứng phó với không khí lạnh tăng cường, gió mạnh, sóng lớn trên biển, mưa lớn, úng ngập.

Theo Đài khí tượng Thủy văn tỉnh, dự báo trên đất liền khoảng đêm 19/2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh, trời tiếp tục duy trì tình trạng trời rét về đêm và sáng. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi A Lưới từ 16-18 độ C, các nơi khác 18- 20 độ C.

Trên vùng biển Thừa Thiên Huế, gió Bắc đến Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6, biển động, sóng biển cao 1,5- 2,5m.

Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh (đặc biệt là tàu thuyền nhỏ đánh bắt thủy hải sản ven bờ); các lồng, bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển… đều có nguy cơ chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Vùng ven biển các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thành phố Huế có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ biển, kè biển và các công trình đang xây dựng ven biển do tác động của gió mạnh và sóng lớn. Triều cường cũng sẽ gây khó khăn cho công tác tiêu úng cho khoảng 3.000 ha lúa bị ngập sâu hiện nay, dẫn đến lúa bị ngâm trong nước lâu ngày nguy cơ mất trắng nhiều diện tích. 

Gia cố đê bao, tiêu úng thoát nước nhanh bảo vệ sản xuất đông xuân

Để chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường, gió mạnh trên biển, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương thông báo cho các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đầm phá, chủ các lồng bè khai thác nuôi trồng thủy hải sản biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. Các địa bàn miền núi cần triển khai các biện pháp chống rét cho vật nuôi, kể cả gia súc chăn thả, đề phòng rét kéo dài.

Công ty TNHHNN một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương tiếp tục tổ chức tăng cường công tác tiêu úng, huy động tối đa máy bơm 24/24h.

Kiểm tra các hệ thống đê bao, vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê để giảm mực nước nội đồng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân.

UBND các địa phương chỉ đạo, kiểm tra công tác gia cố bờ bao, bờ vùng bờ thửa, huy động các nguồn lực tại chỗ để bơm tiêu úng, bảo vệ sản xuất.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao

Thực trạng trên là điều mà chúng tôi ghi nhận vào trưa 19/9 tại công trình nâng cấp Tỉnh lộ (TL) 15 (TX. Hương Thuỷ), là thời điểm nhiều địa phương trong tỉnh đang phòng chống cơn bão số 4 ở khu vực miền Trung.

Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao
Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 9 tỉnh, thành phố ở Trung Bộ và Kon Tum

Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Kon Tum tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cảnh báo trong những giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện ở các khu vực trên.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 9 tỉnh, thành phố ở Trung Bộ và Kon Tum
Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi

Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi
Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra, giải pháp được nhiều người quan tâm là công tác cảnh báo sớm tai biến thiên tai và quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét.

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét
Return to top