ClockThứ Năm, 17/06/2021 06:54

Ứng phó dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò: Không để dịch bệnh dây dưa kéo dài

TTH - Với tiến độ tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đạt tỷ lệ trên 76% toàn tỉnh, dịch bệnh cơ bản được khống chế. Ngành chức năng tiếp tục triển khai các giải pháp, hướng dẫn nông dân ứng phó, điều trị dịch bệnh hiệu quả.

A Lưới đẩy nhanh tiêm vắc xin viêm da nổi cục ở trâu bòXuất hiện dịch viêm da nổi cục trên gia súc4 địa phương xuất hiện dịch viêm da nổi cục trên bò

Với tiến độ tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh VDNC trên trâu, bò đạt tỷ lệ trên 76% toàn tỉnh, dịch bệnh cơ bản được khống chế.

Theo số liệu từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CCCN&TY, Sở NN&PTNT), tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số bò mắc bệnh VDNC là 126 con, có 4 con bị chết, tiêu hủy. Đã có 12 xã gồm Quảng Phú, Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Điền Môn, Phong Sơn, Phong Xuân, Điền Lộc, Điền Hương (Phong Điền); Hương Xuân (Nam Đông); thị trấn A Lưới, Hồng Bắc (A Lưới); Hải Dương (Hương Trà) và 2 huyện, thị Quảng Điền và Hương Trà đã qua 21 ngày không phát sinh bệnh.

Ông Võ Đông Vinh, nông dân ở thôn 4, xã Quảng Công (Quảng Điền) cho biết, do được phổ biến và cập nhật những kiến thức trước đó nên những hộ dân có trâu bò bị nhiễm bệnh ở thôn đã báo ngay cho cán bộ thu y cơ sở, chính quyền địa phương để cách ly, điều trị riêng. Đồng thời, tiêm thuốc tăng sức đề kháng, bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, kháng viêm cho những trâu bò bị bệnh và triển khai tiêm vắc-xin đầy đủ cho những gia súc còn lại trong đàn.

Ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, dịch bệnh VDNC khởi phát ở địa phương từ cuối tháng 4/2021 với 5 con bò của 3 hộ dân bị nhiễm bệnh, không có con nào chết. Đến nay, đã qua 21 ngày không xuất hiện dịch trở lại nhờ chính quyền, trung tâm dịch vụ nông nghiệp triển khai tốt công tác tiêm vắc-xin phòng dịch.

Đối với những khu vực xuất hiện dịch bệnh, địa phương đã yêu cầu cách ly vật nuôi, tiêu độc khử trùng trong khu vực chuồng trại, khu nuôi và tích cực điều trị, nên đến nay dịch bệnh được khống chế, không lây lan diện rộng.

UBND huyện Quảng Điền chỉ đạo các xã ngoài kiểm tra thường xuyên các hộ chăn nuôi trên địa bàn, các địa phương còn vận động nhân dân cần báo ngay cho đơn vị thú y cơ sở diễn biến của bệnh VDNC để có liệu pháp phòng ngừa sớm, hướng dẫn chữa trị trên đàn gia súc và tổ chức đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin VDNC trên trâu bò nhằm đảm bảo chăn nuôi an toàn. Đến nay tỷ lệ tiêm phòng ở địa phương này đạt gần 90%.

Theo CCCN&TY tỉnh hiện nay, cả nước có 886 ổ dịch tại 131 huyện của 21 tỉnh chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục phát sinh và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao do thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển như ruồi, muỗi, ve, mòng… CCCN&TY tỉnh đã phối hợp với các địa phương tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc-xin phòng dịch VDNC.

Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được 29.314 liều đạt 76% tổng đàn của diện tiêm. Đơn vị này cũng phân bổ 367 hóa chất tiêu độc khử trùng, 48 lọ (1 lọ 50ml: 2,4 lít) hóa chất diệt ve, mòng.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng CCCN&TY tỉnh đánh giá, với giải pháp phát hiện bệnh sớm, xử lý nhanh, chủ động trích kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng đạt tỉ lệ cao nên cơ bản đã giảm được thiệt hại cho nông dân và phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Đến nay, dịch bệnh đã được khống chế cơ bản. Lựa chọn được vắc-xin tốt, tiến độ tiêm phòng nhanh với tỷ lệ tiêm xong vắc-xin khi đạt trên 50% thì bắt đầu miễn dịch quần thể.

Để chủ động các giải pháp phòng, chống bệnh VDNC ở trâu, bò nhằm ngăn chặn và hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Hằng ngày, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vắc-xin VDNC, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện phòng, chống bệnh VDNC. Trong đó, lưu ý khẩn trương bố trí kinh phí mua vắc- xin và tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC. Để chủ động có đủ lượng vắc-xin VDNC, các địa phương đăng ký nhu cầu với đơn vị nhập khẩu để kịp thời cung ứng vắc-xin cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Nhận định những ngày tới sẽ có đợt mưa lớn, các địa phương như Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chủ động triển khai các biện pháp ứng phó tích cực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Chủ động ứng phó với sạt lở để an cư

Việc xác định các vị trí có biểu hiện trượt lở đất và các vấn đề địa chất khác có liên quan để đưa vào cơ sở dữ liệu hiện trạng trượt lở đất đá trên địa bàn tỉnh nhằm giúp các địa phương chủ động trong công tác ứng phó, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Chủ động ứng phó với sạt lở để an cư

TIN MỚI

Return to top