ClockThứ Năm, 28/03/2024 11:05

Ứng phó hạn, mặn

TTH - Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn cho nông nghiệpỨng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Kiểm tra đập Cửa Lác 

Một thời, nước mặn thường xâm nhập vào sông Hương và một số con sông trên địa bàn tỉnh thông qua cửa biển Thuận An, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Có những vụ lúa đang kỳ xanh non, sinh trưởng tốt bỗng vàng úa, chết do nước mặn xâm nhập. Người dân các vùng hạ du, kể cả TP. Huế có lúc đành uống, nấu cơm từ nguồn nước ngọt pha mặn.

Từ khi có các công trình thủy lợi lớn như đập Thảo Long, Cửa Lác, Cống Quan, tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh giải quyết gần như triệt để. Chừng hai chục năm nay, nguồn nước trên sông Hương và các sông luôn ổn định. Điều này không chỉ nhờ vào công trình đập Thảo Long và các công trình mà còn phải ghi nhận đội ngũ vận hành công trình, đóng mở hợp lý, đúng thời điểm, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất lúa, hoa màu, nước sinh hoạt kết hợp phục vụ nguồn nước lợ đảm bảo nuôi trồng thủy sản.

Thường lo ngại lớn có lẽ là việc ứng phó với nắng hạn gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Song, điều đáng mừng, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn như hồ Truồi, Tả Trạch, hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền… hiện đang có nguồn nước khá dồi dào nên không lo thiếu nước. Điều quan trọng là tinh thần trách nhiệm của các hồ thủy điện trong quá trình vận hành cần phải ưu tiên điều tiết, cung cấp nguồn nước sản xuất nông nghiệp vùng hạ du khi cần thiết.

Riêng hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và một số vùng không chủ động nguồn nước như khu 3, huyện Phú Lộc thường thiếu nước sản xuất vào mùa nắng nóng kéo dài. Với các địa phương này không còn cách nào khác phải chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm ứng phó nắng nóng, khô hạn. Các diện tích lúa thường khô hạn nên chuyển sang trồng cây ăn quả như dưa hấu, ngô, đậu lạc và một số loại cây trồng mới có khả năng chịu hạn.

Nhiệm vụ còn lại trong ứng phó hạn, mặn của các vùng đồng bằng gần như ít lo hơn, nhưng không thể chủ quan. Yêu cầu đặt ra với các địa phương, hợp tác xã là huy động Nhân dân ra quân nạo vét kênh mương, thủy lợi, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp do bão, lũ nhằm đảm bảo cho việc đưa nước vào đồng ruộng tưới lúa, hoa màu khi nắng hạn. Các địa phương phải tổ chức vớt bèo, khơi thông dòng chảy trên các kênh, cống rãnh đảm bảo ứng phó hạn, mặn khi cần thiết.

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Hoà (TP. Huế) chia sẻ, hầu hết các xứ đồng tại địa phương đều nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An nên thường có nguy cơ xâm nhập mặn và khô hạn vào mùa nắng nóng. Từ khi có công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long thì tình trạng xâm nhập mặn ở địa phương không còn diễn ra phổ biến như nhiều năm trước.

Tuy nhiên, hợp tác xã cũng như chính quyền địa phương luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan và đề nghị đơn vị quản lý, khai thác đập Thảo Long cần vận hành công trình một cách hợp lý, đúng thời điểm để đảm bảo tuyệt đối không bị xâm nhập mặn vào đồng ruộng. Nhiệm vụ còn lại của địa phương là huy động Nhân dân ra quân nạo vét kênh mương, thủy lợi, duy tu, bảo dưỡng trạm bơm, sửa chữa các công trình do địa phương quản lý nhằm đảm bảo cấp, thoát nước, ứng phó thiên tai, hạn hạn.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, ông Đặng Văn Hòa thông tin, chi cục phối hợp với các địa phương, đơn vị chủ hồ đập đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ ứng phó hạn, mặn. Theo đó, các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, chủ động ra quân vớt bèo, rác trên các sông, hói, kênh rạch nội đồng, khơi thông dòng chảy. Chủ hồ đập thủy lợi, các hợp tác xã huy động Nhân dân đào thêm ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước, ngăn mặn, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, kéo dài mạng lưới đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ khu vực nông thôn.

Yêu cầu với các chủ hồ đập cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi quản lý, vận hành đóng các cống trên đê, ven phá đảm bảo ngăn mặn triệt để, chống thất thoát nước; vận chuyển nước sinh hoạt cho người dân, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước… Người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, chống thất thoát và lãng phí nước một cách hiệu quả, triệt để ngay từ đầu mùa khô, kết hợp các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn.

Công trình đập Cửa Lác được xây dựng từ năm 1983, đầu tư khôi phục và nâng cấp năm 2000, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt cấp nước tưới cho 5.225ha đất canh tác của 9 xã thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền và 7 xã thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Cống Quan được nâng cấp, sửa chữa năm 2019 và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2020. Công trình có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo tưới cho 13.900ha khu vực đồng bằng nam sông Hương và 3.500ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Đập Thảo Long được khởi công xây dựng từ năm 2001, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 12/2008. Sau khi có đập Thảo Long, nguồn nước ngọt sông Hương đảm bảo sản xuất nông nghiệp cho 26.000ha, góp phần tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp liên tục trong nhiều năm qua.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top