ClockThứ Ba, 17/05/2022 15:58

Ưu thế mô hình “ba giảm, ba tăng”

TTH - Ba giảm là giảm lượng giống, giảm phân bón và thuốc trừ sâu, giảm chi phí đầu tư; ba tăng là tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.

Gieo cấy kịp thời vụ lúa hè thu

Mô hình trồng lúa “ba giảm, ba tăng” tại Quảng Điền

Nông dân Trần Văn Thắng ở Thủy An, xã Lộc Thủy (Phú Lộc) lần đầu tiên tham gia ứng dụng mô hình trồng lúa BGBT nhận thấy nhiều ưu điểm, hiệu quả vượt trội so với phương thức sản xuất truyền thống. Trong khi phương sản xuất cũ gieo cấy, gieo sạ giống rất dày hơn 10kg/sào, mất nhiều công chăm sóc, lại tốn lượng phân bón lớn bình quân 150kg phân đạm/ha. Mật độ lúa dày đặc kéo theo tỷ lệ sâu bệnh cao, đòi hỏi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Điều này dẫn đến chi phí sản xuất cao, ảnh hưởng đến năng suất, nhất là chất lượng sản phẩm thấp.

Trong điều kiện giá cả vật tư đầu vào tăng cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV, theo ông Thắng mô hình BGBT mang lại nhiều lợi ích. Theo tính toán của ông Thắng, áp dụng mô hình này giảm đến một nửa lượng giống gieo cấy, gieo sạ. Từ đó kéo theo giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh khoảng 40-50%. Chi phí đầu tư sản xuất cũng giảm theo nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống. Đáng chú ý hơn là chất lượng sản phẩm an toàn hơn khi lượng phân hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh giảm nhiều.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông Châu Ngọc Phi thông tin, vụ đông xuân 2021 - 2022 mới đây, HTX nông nghiệp Thủy An được đơn vị triển khai mô hình áp dụng biện pháp canh tác BGBT trên cây lúa với diện tích 10ha. Mục tiêu của mô hình nhằm giúp nông dân dần thay đổi nhận thức trong canh tác, có cơ hội tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhất là trước xu thế giá vật tư, phân bón tăng cao. Qua kiểm tra, đánh giá mô hình, bình quân mỗi ha lúa BGBT đã giảm chi phí đầu tư về giống, phân bón, thuốc BVTV khoảng 50%. Trong khi đó, năng suất lúa đạt bình quân 65 tạ/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng 2-3 tạ. HTX đang hướng đến triển khai xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa từ mô hình BGBT.

Trong quá trình thực hiện mô hình, người dân được hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hiểu rõ quy trình và áp dụng vào sản xuất. Theo ông Châu Ngọc Phi, từ minh chứng thực tiễn hiệu quả qua vụ đông xuân, nông dân tin tưởng lợi ích và tiếp tục ứng dụng, nhân rộng mô hình trong những vụ tới. Người dân cơ bản nắm vững các biện pháp kỹ thuật gieo cấy để đạt được mật độ phù hợp như sử dụng giống xác nhận, thực hiện tốt khâu ngâm ủ giống, chuẩn bị đất kỹ càng; bón lót ngay từ đầu vụ, bón phân cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa và phòng trừ sâu bệnh theo chương trình quản lý dịch hại (IPM).

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, ông Nguyễn Long An đánh giá, mô hình lúa BGBT có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện canh tác nhiều vùng đất trên địa bàn tỉnh, nhất là trong xu thế giá phân bón, vật tư tăng cao. Việc giảm thuốc BVTV còn hạn chế nguy cơ tác hại tới hệ sinh thái môi trường đồng ruộng, hệ động thực vật và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Áp dụng mô hình lúa BGBT là một trong những sự lựa chọn phù hợp trong điều kiện thâm canh theo hướng sản xuất bền vững được ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang từng bước triển khai nhân rộng.

 

Bài, ảnh: Triều Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”

TIN MỚI

Return to top