ClockThứ Tư, 26/04/2017 13:05

Vinh Thanh những ngày tháng tư

TTH.VN - Phát huy truyền thống anh hùng, người dân Vinh Thanh hiện nay đang nỗ lực xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng giàu mạnh.

Những ngày tháng không quên

Theo Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Thanh, từ ngày 5 đến ngày 9/3/1975, hòa chung với không khí nổi dậy trong toàn tỉnh, người dân Vinh Thanh đã phối hợp với lực lượng vũ trang không quản ngại hy sinh, anh dũng tiến công địch quyết liệt. Nhân dân Vinh Thanh góp sức mình trong việc dẫn đường cho bộ đội tiến công địch, phục vụ hậu cần, tiếp lương tải đạn, nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh.

Chuẩn bị ngư lưới cụ cho thuyền đi đánh bắt

Ông Nguyễn Công Hói, nguyên cán bộ Đội công tác Hải Ngạn, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Thanh, nhớ lại: “Quán triệt Chị thỉ của Thường vụ Khu ủy, Huyện ủy Phú Vang phát động quần chúng nổi dậy, phối hợp với lực lượng vũ trang tiến công truy quét địch, giải phóng quê hương. Đầu năm 1975, một số cán bộ trong Đội công tác Hải Ngạn đã họp với một bộ phận dân cư ở chợ Hà Thanh bàn kế hoạch ổn định tình hình chính trị - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách khoan hồng của cách mạng, xây dựng chính quyền quân quản”.

Ngày 23/3/1975, xã Vinh Thanh được giải phóng. Sáng hôm đó, ông Nguyễn Công Hói đã đưa bộ đội chủ lực từ bến đò Viễn Trình đi đò dọc về bến đò gần trạm xá vào treo cờ giải phóng tại trụ sở ngụy quyền ở xã, rồi ra treo cờ ở khe Ngang (thôn 5), xóm Trằm (thôn 6 Ngày 24/3/1975, Ủy ban Quân quản xã Vinh Thanh được thành lập do cấp trên tăng cường: đồng chí Cao Ngọc Anh phụ trách công tác chính trị, Nguyễn Văn Bình phụ trách công tác quân sự, đồng chí Phan Thị Sử là Xã đội trưởng…

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch HĐND xã Vinh Thanh cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Vinh Thanh đã tiêu diệt và bắt sống gần 600 lính sư đoàn 1, thu được hàng ngàn cây súng các loại, bắn cháy một may bay, 1 xe bọc thép… Nhiều gia đình ở Vinh Thanh là gia đình cách mạng trung kiên, toàn xã có 47 liệt sĩ.

Đổi thay…

Kinh tế - xã hội ở Vinh Thanh hiện nay đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, Vinh Thanh chủ động nâng cao năng lực của các đại lý vật liệu xây dựng, thức ăn công nghiệp, lương thực, xăng dầu, bưu chính viễn thông; phát triển các loại hình dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ như: ăn uống và giải khát, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng, sửa chữa cơ khí và du lịch sinh thái biển. Đối với tiểu thủ công nghiệp, chính quyền địa phương đang tập trung phát triển và khôi phục các ngành nghề thủ công là mộc mỹ nghệ dân dụng và trang trí nội thất, thêu ren xuất khẩu. Đồng thời, tạo thêm các ngành nghề mới như may công nghiệp, nhằm tận dụng lao động dôi thừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Sau sự cố môi trường biển, Vinh Thanh đang cố gắng khôi phục, phát triển du lịch biển và đánh bắt xa bờ. Anh Trần Văn Tri, chủ một quán ăn ở bãi tắm Vinh Thanh, cho biết: “Những người kinh doanh ở bãi tắm Vinh Thanh đang cố gắng thu hút du khách bằng cách phục vụ chu đáo,  nhiệt tình, không để xảy ra tình trạng “chặt, chém” làm ảnh hưởng đến uy tín của bãi tắm”. Nhiều ngư dân Vinh Thanh hiện đang cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, mua sắm thêm thiết bị máy móc hiện đại để vươn ra khơi xa. Toàn xã hiện nay có 23 tàu đánh bắt xa bờ - ông Nguyễn Thanh Phát, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá xa bờ xã Vinh Thanh cho biết thêm.

Bên cạnh việc phát triển du lịch – dịch vụ, sản xuất nông – lâm – ngư ở Vinh Thanh cũng có những tiến bộ rõ rệt trong thời gian qua. Nhờ phát huy thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, hàng năm người dân Vinh Thanh thu được hàng chục tỉ đồng.

Để Vinh Thanh ngày càng khởi sắc, theo ông Nguyễn Trường Chính, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh: "Thời gian tới, chính quyền xã Vinh Thanh đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ, các ngành nghề phát triển đồng bộ. Thông qua công tác đào tạo nghề chăn nuôi thú y, vận động Nhân dân thành lập các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi diện tích trồng sắn nguyên liệu, rau màu hàng hoá, các loại củ quả, mở rộng cạnh tranh tiêu thụ thị trường. Vận động, khuyến khích ngư dân mua thêm trang thiết bị, tàu thuyền để nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt hải sản xa bờ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo. Vận động thanh niên tham gia các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm bằng xuất khẩu lao động".

Bài, ảnhHào Vũ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Return to top