ClockChủ Nhật, 24/06/2018 07:46

“Với tay” vào nông nghiệp công nghệ cao

TTH - Chừng hai ba năm qua, cụm từ “nông nghiệp công nghệ cao” (NNCNC) được nhắc đến rất nhiều trong các định hướng phát triển nông nghiệp của các địa phương, trên nhiều diễn đàn, hội thảo khoa học về phát triển nông nghiệp và cả trong đời sống thường ngày.

Cần đột phá chính sách thu hút đầu tư để ngăn nông nghiệp… lao dốcĐồng hành phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Chủ trang trại dưa lưới Hải Farm giới thiệu công nghệ trồng dưa với khách tham quan. Ảnh: Tuệ Ninh

Từ giữa năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành quyết định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ.

Tuy nhiên, muốn phát triển NNCNC không phải muốn là được mà nó cần rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng như vốn, nguồn nhân lực, điều kiện đất đai, công nghệ sinh học…  Một số yếu tố chúng ta có thể “du nhập” được  như: vốn, công nghệ, thiết bị kỹ thuật… Song nguồn nhân lực và quĩ đất thì không thể du nhập được hoặc du nhập một cách rất hạn chế mà chính chúng ta phải chuẩn bị. Chẳng hạn như nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chuyển giao công nghệ thì có thể “du nhập” nhưng  người thực hiện và làm chủ việc vận hành qui trình công nghệ ấy chính là người dân chứ không ai khác. Nhưng xem chừng, các yếu tố nói trên, chúng ta đều thiếu.

Theo TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Giám đốc Công ty Rynan Agrifoods, ở Trà Vinh, một công ty chuyên nghiên cứu, chế tạo các giải pháp công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp như dụng cụ đo đạc, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nước tưới… thông minh. Chuyện khởi nghiệp của ông Nguyễn Thanh Mỹ là một câu chuyện thú vị. Sau khi gầy dựng tập đoàn Mỹ Lan đình đám ở Trà Vinh có giá trị vốn gần 100 triệu USD, ông đã nghỉ hưu ở tuổi 60 và chuyển qua thành lập Công ty Rynan Agrifoods chuyên về các giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp. Theo ông, nói đến nông nghiệp thì phải xem xét đến 5 yếu tố: đầu vào, canh tác, chế biến, phân phối và tiêu thụ. Tất cả các yếu tố đều quan trọng như nhau. Xem nhẹ một trong 5 yếu tố trên sẽ dẫn đến hiệu ứng “thắt cổ chai”. Ví dụ như sản xuất lúa, tại Trà Vinh, công ty của ông đã áp dụng kỹ thuật kỹ thuật canh tác lúa tưới ngập khô xen kẽ (AWD), tức là theo dõi độ sâu mực nước trong ruộng và bơm/rút nước ra khỏi ruộng theo một qui trình kỹ thuật được kết nối với hệ thống cảm biến tự động. Giải pháp này tiết kiệm nước, năng lượng và sức lao động.

Thu hoạch dưa lưới và gắn nhãn hiệu. Ảnh: Tuệ Ninh

Nếu hiểu NNCNC theo hướng như vậy thì ngành nông nghiệp của chúng ta còn ở một khoảng cách quá xa so với nền NNCNC. Trong chăn nuôi và trồng trọt, những mô hình áp dụng các yếu tố của công nghệ vào sản xuất cũng đang ở mức hết sức thấp. Thực ra các mô hình như chăn nuôi trong môi trường nhà lạnh, trồng cây trong môi trường nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt trong canh tác… chỉ là một phần của kỹ thuật sản xuất, nhưng cũng được áp dụng ở qui mô rất nhỏ và thiếu chuyên nghiệp.

Ví dụ như trong trồng trọt, toàn tỉnh ta đến thời điểm hiện nay chỉ có 18 mô hình nhà kính, nhà lưới với khoảng 18.000 m2. Đây chỉ là một mức phát triển cao hơn của kỹ thuật canh tác chứ chưa thể gọi là công nghệ cao. Với gần 55.000 ha diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh nhưng chúng ta chỉ mới có 26% được làm với giống lúa “chất lượng cao”. Mà cao ở đây là với “chuẩn của ta” chứ chưa phải là với chuẩn của khu vực chứ chưa nói gì đến  thế giới.

Trong chăn nuôi cũng vậy, nếu áp dụng mạnh mẽ công nghệ để kiểm soát ở các khâu thì sẽ tiết kiệm nhiều cho chi phí sản xuất, tăng năng suất và tăng hiệu quả. Ví dụ như trong chăn nuôi lợn, trên thế giới, người ta đã sử dụng máy siêu âm để kiểm soát chu kỳ rụng trứng của lợn nái nên tỷ lệ sinh sản đạt được rất cao. Kỹ thuật thiết kế hệ thống chuồng trại cho lợn nái nuôi con cũng rất hiện đại nên hạn chế được tỷ lệ hao hụt. Thậm chí là họ đã sử dụng thiết bị súng để tiêm vắc xin... Những điều này, không phải chỉ ở tỉnh ta mà trong nước cũng đã là những điều xa vời.

Mới xem xét các yếu tố đầu vào, canh tác, chúng ta đã thấy điểm xuất phát của một nền nông nghiệp còn rất thấp. Nếu xem xét các yếu tố khác như chế biến, cách thức phân phối hàng hóa và thị trường tiêu thụ thì quả là một “núi việc” phải giải quyết.

Theo một thông tin từ UBND tỉnh, trong hai năm 2017-2018, tỉnh đã dành 12 tỷ đồng để hỗ trợ các mô hình sản xuất NNCNC. Trong cái ngổn ngang, “rờ đâu cũng thấy vấn đề “ của một nền nông nghiệp như vậy, nên điều cần thiết trong lúc này, không phải  là cách làm đại trà, “rải mành mành” mà là phải chọn lĩnh vực, chọn điểm để đi; nên hỗ trợ vào những lĩnh vực nào, điểm nào có sức lan tỏa mạnh nhất cho sự phát triển.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top