ClockThứ Sáu, 21/10/2022 15:41

Xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào cộng đồng

TTH.VN - Việc xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào cộng đồng sẽ góp phần giúp chính quyền địa phương có phương án ứng phó hợp lý, hiệu quả khi mưa lũ xảy ra.

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa

Ngày 21/10, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đơn vị đang triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt dưạ vào cộng đồng.

Xây dựng bản đồ ngập lụt giúp chính quyền địa phương có phương án ứng phó hợp lý, giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Theo đó, với mục đích cải thiện công tác dự báo và cảnh báo ngập lụt, vận hành tốt hơn các hồ chứa để giảm các nguy cơ ngập lụt trong tương lai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phối hợp với nhóm nghiên cứu tại Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) tiến hành khảo sát và triển khai thu thập số liệu ngập lụt trong thời gian vừa qua trên toàn tỉnh, để cùng các chuyên gia xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào cộng đồng.

Qua đó, góp phần giúp chính quyền địa phương có phương án ứng phó hợp lý khi mưa lũ xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và của cho người dân, nhất là đối với các vùng thấp trũng, có nguy cơ ngập lụt cao. 

Ông Phan Thanh Hùng, Chán Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, người dân có thể tham gia bằng cách cung cấp thông tin mực nước đỉnh lụt trong đợt lụt ngày 14-17/10 vừa qua. Toàn bộ thông tin được cung cấp từ người dân nhằm mục đích xây dựng bản đồ thiên tai mà không dùng vào bất cứ mục đích nào khác.

Được biết, trong đợt mưa lũ từ ngày 14 -17/10 vừa qua, toàn tỉnh ước tính có khoảng 20 nghìn nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ đập đã cắt giảm lũ cho hạ du

Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn, tổng lượng mưa đo được từ ngày 10 đến ngày 14/12 phổ biến 200-300mm. Các hồ đập đã điều tiết, khống chế mực nước trên các sông trên báo động (BĐ) I đến dưới BĐ II.

Hồ đập đã cắt giảm lũ cho hạ du
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

TIN MỚI

Return to top