ClockThứ Năm, 15/08/2019 14:33

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

TTH.VN - Trao đổi và tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nội dung buổi đối thoại trực tuyến do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 15/8. Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Nguyễn Quang Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng chủ trì buổi đối thoại.

"Tụt hạng" nông thôn mớiOCOP là tử tếThêm kinh nghiệm thực hiện tiêu chí văn hóa

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì hội nghị

Đặt vấn đề tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ, nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN, NT, ND) có vị trí chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ NN, NT từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ND.

Tại Thừa Thiên Huế NN, NT, ND có vị trí chiến lược quan trọng; đồng thời xác định tái cơ cấu NN gắn với xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển NN, thực hiện tái cơ cấu ngành NN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh luôn tạo cơ chế cũng như vận động các doanh nghiệp hợp tác với người dân để sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực NN, NT.

Trong NN đã hình thành một số mô hình chuyên canh, có năng suất và chất lượng cao; hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích trên 4 nghìn ha, đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, NN hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, hạ tầng NT đã được tăng cường đầu tư, diện mạo NT có bước khởi sắc. Toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn với 11.100 tỷ đồng. Trong 9 năm (2010-2019), toàn tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp 120 công trình giao thông NT, 31 công thủy lợi, 179 công trình trường học, 55 công trình nhà văn hóa trung tâm xã, 22 công trình nước sạch...  Đời sống của nhân dân vùng NT từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực NT toàn tỉnh năm 2018 đạt 31,4 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo khu vực NT còn 7,25%, giảm hơn 50% so với năm 2010.

 Cánh đồng mẫu lớn giống lúa chất lượng cao HTX Quảng Thọ 2

​Tuy nhiên theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, quá trình thực thực hiện các chỉ tiêu NTM vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là những tiêu chí đòi hỏi về nguồn kinh phí lớn như: cơ sở hạ tầng, đường giao thông, xây dựng thiết chế văn hóa, tiêu chí thu nhập, hộ nghèo... Để hoàn thành lộ trình xây dựng NTM đúng thời gian vẫn là một bài toán nan giải đòi hỏi sự nỗ lực của các địa phương, sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành.

Tại buổi đối thoại, nhiều vấn đề khó khăn trong quy hoạch bảo vệ môi trường phát triển NN và xây dựng NTM; chính sách cho các doanh nghiệp, “Start up” đầu tư NN công nghệ cao, phát triển du lịch kết hợp với NN; định hướng và chính sách phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế; chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất NN thực hiện tái cơ cấu ngành NN được lý giải.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành NN tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực của tỉnh gắn với khai thác lợi thế so sánh theo 3 vùng sinh thái, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực, nâng cao giá trị gia tăng. Ưu tiên phát triển hình thức tổ chức sản xuất; đa dạng các loại hình liên kết, gắn liên kết sản xuất với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, các doanh nghiệp lớn. Mỗi sản phẩm NN hàng hóa chủ lực hình thành ít nhất một doanh nghiệp mạnh giữ vai trò “đầu kéo”, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ “sản xuất đến bàn ăn”.

Theo đó, nhiều chính sách khuyến khích phát triển NN, NTM gắn với tái cơ cấu ngành NN cũng được triển khai.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin, thực hiện tái cơ cấu ngành NN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020, hộ nghèo, cận nghèo thực hiện dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình NTM và chương trình giảm nghèo bền vững được hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi với mức hỗ trợ giống tối đa 80% và không quá 12 triệu đồng/hộ/mô hình; hỗ trợ vật tư tối đa 70% và không quá 12 triệu đồng/hộ/mô hình. Đối với hộ khác (không phải hộ nghèo, hộ cận) sẽ được hỗ trợ tương ứng với mức hỗ trợ giống tối đa 50%, vật tư tối đa 30% và không quá 7 triệu đồng/hộ/mô hình; hỗ trợ 50% chi phí đầu tư nghề mới, mua sắm ngư lưới cụ tăng năng lực đánh bắt thuỷ sản nhưng không quá 30 triệu đồng/tàu.

Tập đoàn Quế Lâm thực hiện tốt khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm của nông dân

Ngoài ra, tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Ví như, dự án đầu tư cơ sở sản xuất NN công nghệ cao được hỗ trợ 50 % chi phí đầu tư xây dựng công trình và mua sắm thiết bị; tối đa không quá 500 triệu hoặc 1 tỷ đồng tùy theo các loại hình sản xuất NN; dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hỗ trợ từ 80 triệu đến 1 tỷ đồng tùy theo quy mô, công suất giết mổ. Dự án đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá đánh bắt xa bờ được hỗ trợ từ 250 - 500 triệu đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ đường giao thông, hệ thống điện, cấp nước đến hàng rào dự án (các dự án chưa có các hạng mục này).

Qua 2 giờ đối thoại, 28 ý kiến của người dân, doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành có liên quan tập trung giải đáp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Phương khẳng định, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm và chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan nỗ lực khắc phục những bất cập, những tồn tại mà người dân, doanh nghiệp đã nêu lên tại buổi đối thoại. Đồng thời kỳ vọng, NN tỉnh nhà sẽ có những bước tiến mới trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Sáng 1/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh có công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, TP. Huế; chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt
Đảng ủy Công an tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên

Chiều 31/10, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Đại tá Hồ Xuân Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Thượng tá Lê Hữu Phước, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp.

Đảng ủy Công an tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top