ClockThứ Năm, 25/07/2019 14:44

Thêm kinh nghiệm thực hiện tiêu chí văn hóa

TTH.VN - “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thừa Thiên Huế” là nội dung hội thảo được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức trong ngày 25/7.

Hương Thủy: Bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Trương Văn BaCơ bản hoàn thành việc lắp đặt đầu thu DVB-T2 cho hộ nghèo, cận nghèoTruyền thông xây dựng nông thôn mới bằng âm nhạcHương Thủy: Hơn 300 ĐVTN chung sức xây dựng nông thôn mới“Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

 Văn hóa phản ánh chân thực đời sống (đua thuyền trên sông Sịa)

Theo GS. TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp hội, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực văn hóa có hai tiêu chí cần đạt đó là: tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa nhằm hướng đến hoàn thiện hệ thống văn hóa thôn, bản; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

Các đại biểu tham gia hội thảo đã chỉ ra nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện tiêu chí văn hóa. Trong đó, nhà văn hóa xã, thôn/ bản là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lồng ghép hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao với việc tổ chức các cuộc tập huấn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động của hệ thống nhà văn hóa xã, thôn/bản vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: thiết chế hoạt động chưa hiệu quả, chỉ sử dụng để hội họp của các chi hội trong thôn, xóm. Thậm chí, một vài nhà văn hóa hóa thôn, bản bỏ không; không hoạt động cũng như không được tu bổ, bảo vệ, giữ gìn khiến nhà văn hóa xuống cấp. Những hủ tục, mê tín dị đoan, lãng phí… vẫn tồn tại; nhất là trong các dịp ma chay…

Hội thảo đã chỉ ra giải pháp thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn; quản lý hoạt động văn hóa; kinh nghiệm tổ chức vận động Nhân dân thực hiện xây dựng tiêu chí văn hóa trong phong trào xây dựng văn hóa tại một số địa phương.

Tin, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top