ClockThứ Bảy, 03/06/2023 06:53

Xây dựng phương án phòng, chống hạn hán cụ thể

TTH - A Lưới triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát qua các kênh dẫn, phân phối nước hợp lý, hiệu quả và sử dụng các máy bơm dầu lưu động tận dụng các ao hồ, suối để chủ động bơm tưới cho lúa khi cần thiết.

Ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặnKhánh thành dự án vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầmTăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại

leftcenterrightdel
 Thủy lợi ở xã Sơn Thủy khô cạn, chỉ nhờ nguồn nước tự nhiên

Với nhận định tình hình khí tượng thủy văn tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng xảy ra hạn nặng trong vụ hè thu năm 2023. Nắng nóng nhiệt độ cao kết hợp với gió Tây Nam hoạt động mạnh, dẫn đến nguồn nước sông suối và mực nước trong các hồ chứa trên địa bàn giảm mạnh, tình hình hạn có nguy cơ xảy ra trên diện rộng, huyện A Lưới đã triển khai giải pháp ứng phó hạn hán từ đầu vụ.

Là địa phương có số diện tích lúa lớn nhất huyện A Lưới với khoảng 310ha/năm, A Roàng đang đối diện với nguy cơ khô hạn, thiếu nguồn nước bổ sung giữa kỳ dẫn đến “kiệt” nước tưới cho vụ hè thu khi nắng nóng kéo dài và nhiều công trình thủy lợi xuống cấp.

Ông Hồ A Lua, Chủ tịch UBND xã A Roàng cho biết, toàn xã có 27 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trong đó có 10 công trình xuống cấp, hư hỏng nên nhiều diện tích lúa đối diện nguy cơ thiếu nước trong mùa khô.

Với nắng nóng gay gắt kéo dài như hiện nay, khoảng 30ha lúa nước vùng A Roàng 1,2 và A Mên sẽ đối diện tình trạng thiếu nước trong vụ hè thu dẫn đến nguy cơ thiệt hại rất cao. Đây là khu vực có hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư năm 2008, nay đã xuống cấp. Mặt kênh bị gãy đoạn, nước thấm đáy dẫn đến không thể đưa nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng.

Từ đầu vụ, xã cũng đã rà soát đối với diện tích này và sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trong điều kiện không có nguồn nước bổ sung giữa kỳ cho các công trình thủy lợi trên địa bàn. Đồng thời tiến hành đào đắp kênh mương, vận động người dân tưới, điều tiết nước tiết kiệm, hợp lý, nhất đối với vùng có khả năng khô hạn và hệ thống thủy lợi chưa chủ động.

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, đối với vụ hè thu, diện tích lúa nước trên địa bàn huyện có khả năng bị ảnh hưởng do thiếu nước khoảng 172ha, tập trung 14 xã, thị trấn  gồm Đông Sơn, Lâm Đớt, Sơn Thuỷ, A Ngo, Quảng Nhâm, A Lưới, Hồng Bắc, Hồng Kim, Trung Sơn, Hồng Vân, Hồng Thủy, A Roàng, Phú Vinh, Hồng Thượng.

Trong đó, có 33ha khả năng mất trắng không gieo trồng được. Việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vụ hè thu, vì vậy cần đề phòng tình trạng thiếu nước, khô hạn trên diện rộng. UBND huyện A Lưới yêu cầu các xã có biện pháp chủ động trong quản lý và sử dụng nguồn nước phù hợp với từng vùng, từng địa phương để tránh thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Để chủ động trong công tác phòng, chống hạn, cung cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp năm 2023, UBND huyện A Lưới đã chủ động triển khai các giải pháp trước mắt như sử dụng các máy bơm dầu lưu động tận dụng các hồ và suối để chủ động bơm tưới cho lúa khi cần thiết. Tiến hành nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp và chuyển đổi cây trồng khi thiếu nước cho cây lúa.

Về lâu dài, chính quyền đề xuất xây dựng các hồ chứa lớn và kiên cố hóa các công trình thủy lợi theo quy hoạch đã được phê duyệt. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu và tình hình thiếu nước, khô hạn để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, đơn vị phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh tăng cường hướng dẫn, phổ biến, kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để các địa phương, người dân áp dụng. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng sử dụng tiết kiệm nước để phòng, chống hiệu quả với tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nguồn nước qua các kênh dẫn, phân phối nước hợp lý, hiệu quả và bố trí lịch tưới cụ thể, luân phiên, tưới tiết kiệm. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đối với các vùng có khó khăn về nguồn nước. Thay đổi nguồn giống, như giống lúa chịu hạn, chuyển từ trồng lúa sang trồng một số loại cây màu thích hợp nhất là đối với khu vực 33 ha thuộc 7 xã, thị trấn hàng năm có nguy cơ mất trắng.

“UBND huyện quán triệt các xã quản lý chặt hồ chứa nước kết hợp nuôi cá, tuyệt đối không tháo nước tự do để thu hoạch cá mà phải có chiến lược dự trữ nước, đóng kín cống xả đáy. Các hồ chứa nước nếu mực nước kiệt thấp hơn cao trình đáy cống lấy nước thì triển khai tưới bằng máy bơm. Đối với diện tích sản xuất có nguồn nước cung cấp mà xảy ra khô hạn cần tập trung ứng cứu diện tích đã canh tác bằng các biện pháp như dùng máy bơm dầu (máy bơm dầu của Trạm thủy nông A Lưới) để cấp nước tưới cục bộ cho từng khu vực, huy động Nhân dân tận dụng tối đa lấy nước chống hạn khi cần thiết”, ông Lập cho biết thêm.

Ông Dương Đức Hoài Khánh, Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh thông tin, hiện đơn vị đã kiểm tra các công trình thuỷ lợi ở A Lưới, tiến hành sửa chữa các hạng mục công trình bị hư hỏng, đảm bảo dẫn đủ nước tưới ngay từ đầu vụ hè thu. Đồng thời, lên kế hoạch phục vụ tưới hợp lý và phân công cụ thể các cán bộ, công nhân của mình bám sát cơ sở, chủ động điều tiết nước tưới khoa học, cơ động máy bơm dầu để tưới cục bộ các vùng lúa khô hạn. Đối với các hồ chứa, cần tích nước để đảm bảo đủ dung tích hữu ích, nạo vét các cống đầu kênh để đảm bảo lấy nước đạt cao trình thiết kế.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top