ClockThứ Ba, 04/06/2019 14:39

Xuất khẩu rau, quả giữ tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Nông sản Việt đối mặt nhiều rào cản vào thị trường Hoa KỳKim ngạch xuất khẩu rau quả 8 tháng của Việt Nam tăng hơn 14%Rau quả Việt còn nhiều cơ hội xuất sang Nhật BảnXuất khẩu rau quả ước đạt 1,7 tỷ USD trong 5 thángTrung Quốc dẫn đầu các quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam

Nhiều loại trái cây của Việt Nam như Xoài Yên Châu (Sơn La) đã tìm được đường vào những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu. Ảnh minh hoạ

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PPTNT), giá trị xuất khẩu rau quả tháng 5 năm 2019 ước đạt 424 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019 với 74,26% thị phần. Tiếp đến là Mỹ chiếm 3,16%; Hàn Quốc chiếm 3,03%; Nhật Bản chiếm 2,53%...

Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Australia tăng 39,9%; Hà Lan tăng 29,22%; Hàn Quốc tăng 25,53% và Pháp tăng 24,81%.

Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau, quả tháng 5/2019 đạt 228 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt 878 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, cuối tháng 4/2019, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu măng cụt của Việt Nam, đây là loại trái cây thứ 9 được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này (sau thanh long, vải, dưa hấu, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm).

Theo dự báo, năm 2019 thị trường Trung Quốc sẽ nhập khẩu trái cây với giá trị vượt 10 tỷ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu rau quả của thị trường Trung Quốc đã tăng lên 3,1 tỷ USD, vượt 26% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng nhanh nhất là măng cụt (tăng 600%).

Mục tiêu của ngành nông nghiệp đặt ra trong năm 2019 là đạt 4,2 tỷ USD và các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực mở rộng xuất khẩu được sang các thị trường mới, khó tính nhưng có tiềm năng lớn như Mỹ, châu Âu.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Mỹ đạt 123 triệu USD. Tổng sản lượng quả tươi xuất khẩu sang Mỹ phải qua chiếu xạ đạt gần 7.500 tấn các loại, tăng 75 lần so với năm 2008. Có nhiều khả năng kim ngạch sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2019, vì mới đây các doanh nghiệp Việt Nam đã chính thức xuất khẩu quả xoài tươi sang Mỹ (sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa). Hai bên đang tiếp tục đàm phán để Mỹ mở cửa thêm cho quả bưởi từ Việt Nam.

Sau thị trường Mỹ, châu Âu là thị trường xuất khẩu rau quả nhiều tiềm năng. Đây cũng là thị trường nhập khẩu rau quả đông lạnh lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả đông lạnh toàn cầu.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần

Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), sự kiện thường niên được tổ chức sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai, theo các lãnh đạo cơ quan thương mại, hiệp định RCEP, đã có hiệu lực đối với đa số 15 quốc gia thành viên, dự kiến sẽ được phê chuẩn đầy đủ trong tương lai gần.

Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần
Son dưỡng môi từ củ quả

Từ những củ, quả trong tự nhiên, nếu biết cách tận dụng có thể làm ra những thỏi son xinh xắn. Đó là vấn đề đặt ra trong đề tài “Son dưỡng môi màu tự nhiên an toàn cho môi xinh” của Lê Thị Thương và Phạm Hoàng Như Quỳnh (Trường THCS Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy).

Son dưỡng môi từ củ quả
Return to top