ClockChủ Nhật, 08/04/2018 14:58

Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Tết Mậu Tuất: Dân chi 126 tỷ đồng mỗi ngày để hoa quả ngoại ăn TếtRau quả Thái khiến người Việt "móc hầu bao" 60 tỷ đồng mỗi ngàyTrung Quốc, Thái Lan tác động nhiều đến thị trường rau quả ViệtNgười Việt bỏ ra 120 triệu USD/tháng để nhập khẩu rau quả

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 3/2018, giá nhiều mặt hàng trái cây tăng do nhu cầu tăng. Giá mít Thái tại một số tỉnh ĐBSCL tăng cao, đạt mức cao từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá mít tăng cao là do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua khá thuận lợi.

Dưa hấu tại tỉnh Trà Vinh hiện đang vào vụ thu hoạch, nhưng vẫn có mức giá tốt là 7.400 đồng/kg. Giá vú sữa tại Tiền Giang dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg.

Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam

Giá rau củ tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền Bắc tháng 3/2018 giảm. Khoai tây hiện chỉ còn 10.000 - 11.000 đồng/kg (loại 1), hành tây còn 3.000 đồng/kg (giảm 4 lần so với trước Tết Nguyên đán); cà rốt giảm đến 5.000 đồng/kg, từ 25.900 xuống còn 20.900 đồng/kg, bắp cải trắng từ 11.500 còn 9.500 đồng/kg; giá củ cải và su hào tại một số tỉnh miền Bắc chỉ ở mức 1.000 - 1.200 đồng/củ.

Nguyên nhân chính vẫn là do nguồn cung tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, trong khi nhu cầu không tăng. Quý 1/2018, thị trường trái cây và rau củ biến động thất thường bởi tính thời vụ cũng như sự tác động của nhu cầu tăng cao khi vào những dịp nghỉ lễ, Tết.

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, tháng 3/2018 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 300 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu quý I/2018 ước đạt 950 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc dẫn đầu đạt 502,1 triệu USD, tăng 62,1% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tới các thị trường chính trong khối EU như Hà Lan, Pháp... đều tăng mạnh. Điều này cho thấy, các sản phẩm rau quả của Việt Nam đang dần được quan tâm tại thị trường EU. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh kim ngạch sang thị trường đầy tiềm năng này.

Tuy nhiên, EU là thị trường có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm là những vấn đề quan trọng mà EU quan tâm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, EU hạn chế sử dụng một số hóa chất, do đó sản phẩm nhập khẩu được kiểm soát kỹ.

Để có thể xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tới xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

TIN MỚI

Return to top