ClockThứ Năm, 15/06/2023 13:20

Ông Y vượt lên khuyết tật làm kinh tế

TTH - Vượt qua chướng ngại từ khiếm khuyết trên cơ thể, ông Nguyễn Văn Y đã tận dụng lợi thế sẵn có để gây dựng nên cơ ngơi khang trang ngay trên quê hương Phong Bình (Phong Điền).

Trợ giúp người yếu thế vươn lên trong cuộc sốngTăng cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi cho người khuyết tật

leftcenterrightdel
Ông Y vượt qua nghịch cảnh, phát triển kinh tế với nghề chăn nuôi 

Sinh ra lành lặn như bao người nhưng ông Y, lúc ấy còn là chàng trai 24 tuổi đã gặp phải tai nạn tại Phong Xuân (Phong Điền) lúc đi kinh tế mới. Ông Y nhớ lại: “Lúc đó tôi khỏe mạnh lắm, sau khi lên Phong Xuân, tôi theo mọi người đi cắt tranh để lợp nhà. Vào năm 1977, lúc đang đi cắt tranh, tôi không may dẫm phải mìn. Mìn nổ, nửa bàn chân phải của tôi cũng mất theo”.

Biến cố lớn do tai nạn bom mìn đã khiến cuộc sống của ông Y đảo lộn. Đôi chân không lành lặn khiến ông di chuyển vất vả hơn. Từ một chàng thanh niên mạnh khỏe, sức lao động của ông giảm sút nghiêm trọng. Những phần việc trước đây ông thường thực hiện đã không còn dễ dàng như trước.

Ba năm sau, nhờ mối duyên với bà Nguyễn Thị Trắc, ông Nguyễn Văn Y đã có thêm người bạn đồng hành để vượt qua nghịch cảnh, tìm cách phát triển kinh tế. Sau 15 năm đi kinh tế mới, ông và vợ quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Khi đi tay trắng, khi về “tài sản” quý giá nhất của ông là vợ con. “May mắn thay vào lúc ngặt nghèo nhất, gia đình sắm cho hai vợ chồng tôi chiếc máy xay xát gạo. Cũng nhờ chiếc máy này, cuộc sống của gia đình tôi đã bước sang một trang mới”, ông Y nói.

Từ khi có máy xay xát, ông Y tận dụng nguồn cám gạo để chăn nuôi lợn. Dần dà từ nuôi lợn thịt, ông có thêm kinh nghiệm và chuyển hướng sang nuôi lợn nái. Lấy ngắn nuôi dài, lấy dài nuôi dài hơi hơn, từ chiếc máy xay xát gạo chạy bằng máy nổ ban đầu, nhờ chăm chỉ tích cóp và cần mẫn, ông Y đã đầu tư thêm hệ thống máy mới. Song song với đó, ông trở thành người nuôi lợn nái “mát tay”, trung bình mỗi năm xuất chuồng hàng chục con lợn giống.

Có thêm vốn trong tay, nhận thấy vào mùa xuân và hè, các bãi cỏ tại địa phương tốt tươi, nguồn nước lại sạch, dồi dào, ông Y nảy ra cách kinh doanh mới. Ông cho biết: “Cứ từ tháng 2 cho đến tháng 8 hàng năm, tôi mua trâu còi từ các vùng lân cận như Phong Xuân, Quảng Thái, Phong Chương và những vùng có nhiều trâu. Tận dụng nguồn cỏ sẵn có tại các cánh đồng hoang, tôi vỗ béo cho trâu xoay vòng. Cứ mỗi lứa trâu tôi mua khoảng 5 con, vỗ béo từ 1 – 2 tháng. Sau khi trâu tăng ký thì mới bán”.

Chỉ riêng công việc vỗ béo cho trâu, trung bình mỗi lứa ông Y đã lãi từ 6 – 7 triệu đồng. Để chủ động hơn, ông còn mua máy cắt cỏ, đôi chân bước thấp bước cao vẫn khập khễnh đi suốt các cánh đồng của thôn Tây Phú và các thôn khác để mang cỏ về.

Ngoài công việc xay xát, nuôi lợn nái, nuôi trâu, gia đình ông Y còn trồng 8 sào lúa. Vượt qua những năm thất bát, đặc biệt là những đợt lũ lụt, trâu không bán được, ông Y vẫn giữ vững bản lĩnh của mình. Học hỏi được sự chăm chỉ, cách làm hay của cha, ba người con của ông Y đều ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Gia đình ông Y trong ấm ngoài êm, những nỗ lực của ông đã cho quả ngọt.

Ông Nguyễn Ngọc Thu, Chủ tịch Hội Người khuyết tật xã Phong Bình, cho biết: “Ông Nguyễn Văn Y là người rất lạc quan, không chỉ chăn nuôi lợn giỏi, ông còn nhạy bén với cách làm kinh tế mới, từ đó mang lại thu nhập ổn định cho mình và gia đình. Ngoài làm kinh tế, ông còn đóng góp rất nhiều cho phong trào hội tại địa phương, nhất là những chia sẻ, kinh nghiệm về mảng trồng trọt, chăn nuôi. Bởi thế, tấm gương của ông Y là động lực để người khuyết tật tại địa phương học hỏi về cách làm kinh tế, cách vượt qua nghịch cảnh để vươn lên”.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

TIN MỚI

Return to top