ClockThứ Bảy, 29/05/2021 06:15

PC Thừa Thiên Huế: Vượt khó, đồng hành thực hiện mục tiêu kép

TTH - Để đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn và ổn định, Công ty Điện lực (PC) Thừa Thiên Huế ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu phục hồi và mở rộng sản xuất đồng thời triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Hướng về người dân và trẻ em khuyết tậtNgành điện với lộ trình chuyển đổi sốNâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Tuân thủ các biện pháp phòng dịch tại các điểm giao dịch khách hàng

Trên 260 tỷ đồng đầu tư lưới điện

Năm qua, các đợt thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn đã gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng lưới điện toàn tỉnh. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhu cầu sử dụng điện không ổn định. Theo thống kê, ngoài ảnh hưởng đến tình hình cung cấp điện, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty đều giảm sút, trong đó sản lượng điện thương phẩm cả năm 2020 giảm 4% so với năm 2019.

Để duy trì sản xuất, hoàn thiện hạ tầng lưới điện sau bão lũ, từ đầu năm 2021, công ty đã ưu tiên các nguồn vốn đầu tư nâng cấp và sửa chữa lưới điện toàn tỉnh, trong đó bố trí 188,59 tỷ đồng để đầu tư và 78,457 tỷ đồng nhằm cải tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn quản lý. Riêng trong quý 2/2021, công ty đã khởi công 35 công trình lưới điện với tổng mức đầu tư khoảng 108 tỷ đồng. Trong đó, hơn 23 tỷ đồng đầu tư cho 15 hạng mục dự án lưới điện phục vụ cung cấp điện đảm bảo sản xuất và 1 hạng mục phục vụ kinh doanh của các DN trên địa bàn toàn tỉnh với tổng dung lượng các máy biến áp đầu tư xấp xỉ 12MVA. Dự kiến, sẽ triển khai thi công hoàn thành và đóng điện nghiệm thu, đưa vào vận hành vào cuối quý III/2021.

Theo Phó Giám đốc PC Thừa Thiên Huế Nguyễn Đại Phúc, việc triển khai hoàn thành các công trình lưới điện thể hiện trách nhiệm, sự nỗ lực vượt khó của ngành điện để đồng hành cùng các DN khôi phục và mở rộng sản xuất, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau các đợt bùng phát dịch và thiên tai, mưa bão trên địa bàn.

Thời gian tới, ngành điện tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ hạ tầng lưới điện song song với quy hoạch đối với các trạm biến áp cấp nguồn cho các Khu công nghiệp Phong Điền, Phú Bài; Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, cụm phụ tải Chân Mây- Lăng Cô. Trong đó, đầu tư đồng bộ hạ tầng lưới điện đồng hành cùng dự án nhà máy điện khí tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, đây là một trong những dự án quy mô lớn triển khai xây dựng trên địa bàn.

Phòng chống dịch COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cùng với công tác đầu tư hoàn thiện hạ tầng lưới điện, PC Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV - LĐ và khách hàng sử dụng điện.

Từ năm 2020, khi dịch COVID- 19 bắt đầu bùng phát, công ty đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 của PC Thừa Thiên Huế và Bộ quy tắc ứng xử trong phòng, chống dịch COVID-19. Đây là cẩm nang nhằm hệ thống hóa các nguyên tắc, quy trình, giải pháp phòng chống dịch để các đơn vị và CBCNV biết, thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện nhanh, hành động đúng, không bị động, lúng túng trong công tác phòng, chống dịch.

Theo lãnh đạo công ty, sau khi trên địa bàn xuất hiện các ca bệnh dương tính COVID-19 vào đầu tháng 5/2021, công ty triển khai phương án phòng chống dịch trong tình hình mới, nhanh chóng thống kê 4 trường hợp F2 cách ly tại nhà theo quyết định của địa phương, 62 trường hợp F3 cách ly tại nhà, làm việc từ xa theo quyết định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch công ty, kích hoạt ngay chế độ trực điều độ, trực vận hành hệ thống điện từ 10/5/2021 theo chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Đồng thời, bố trí cho CBCNV liên quan nghỉ tập trung tại nơi làm việc, đảm bảo hệ thống điện được vận hành liên tục.

Với đặc thù kinh doanh dịch vụ điện, công ty triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo sức khỏe của khách hàng, khuyến nghị khách hàng ưu tiên thực hiện giao dịch với điện lực bằng các phương thức điện tử, trực tuyến, thanh toán hóa đơn tiền điện bằng hình thức không dùng tiền mặt để hạn chế tối đa thanh toán bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch, điểm thu tập trung nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp.

Theo đó, CBCNV nói chung và đặc biệt là CBCNV làm công tác giao tiếp khách hàng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; các đơn vị thường xuyên thực hiện vệ sinh bề mặt tiếp xúc nơi làm việc, khu vực giao tiếp khách hàng, đặt biển báo đề nghị khách hàng đeo khẩu trang khi vào làm việc, giao dịch tại đơn vị, bố trí dung dịch rửa tay sát khuẩn để khách hàng sử dụng trước khi vào giao dịch, trang bị các mũ chống giọt bắn, kính chắn để đảm bảo khoảng cách tiếp xúc. Công tác cấp điện cho các cơ sở y tế, các khu cách ly phòng chống dịch được đơn vị nỗ lực triển khai, đồng thời đẩy mạnh các ứng dụng chuyển đổi số để bảo vệ sức khỏe của CBCNV và khách hàng sử dụng điện.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế

Thu ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm ước đạt 9.775 tỷ đồng, bằng 82,9% dự toán do HĐND giao là con số khá khiêm tốn so với mục tiêu phấn đấu đạt 12.700 tỷ đồng trong năm 2024 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm sẽ có một số dự án lớn đi vào hoạt động nên mục tiêu đạt kế hoạch thu ngân sách năm nay rất khả quan.

Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế

TIN MỚI

Return to top