ClockThứ Sáu, 30/09/2022 07:30

Phân loại rác thải tại nguồn không khó

TTH - Phân loại rác tại nguồn (PLRTN) là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng với mỗi cá nhân trong chiến dịch bảo vệ môi trường. Điều này góp phần không nhỏ về tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải... ở TP. Huế.

Nỗ lực giảm rác thải nhựa ra môi trườngTP. Huế khởi động chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnĐể “lộ trình” tạo thói quen phân loại rác

Đoàn viên, thanh niên là những tuyên truyền viên hữu hiệu trong hoạt động phân loại rác tại nguồn

Băn khoăn thói quen khó bỏ

Lâu nay việc thực hiện PLRTN gặp khó khăn vì thói quen sinh hoạt lâu ngày của người dân. Hơn thế nữa, mỗi hộ dân cư có trình độ nhận thức, thời gian làm việc khác nhau, điều này cũng làm ảnh hưởng đến ý thức PLRTN.

Bác Hoàng Văn Tu (Phường Đúc, TP. Huế), là người phụ hồ, đổ bê tông hằng ngày phải đi làm từ sáng sớm đến chiều. Về nhà chỉ muốn được nghỉ ngơi nên chưa có thời gian tìm hiểu cũng như phân loại rác đàng hoàng. Những gì mà bác Tu có thể làm được là gom rác vào một bao lớn rồi chờ công nhân môi trường TP. Huế đến thu gom.

Anh Lê Tín (phường An Đông, TP. Huế) chia sẻ, nhà anh ít người, rác thải sinh hoạt mỗi ngày không nhiều. Nếu phân loại rồi, công nhân thu rác cũng chất lên một đống thôi. Nếu phân loại như chai nhựa, vỏ lon bia... chỉ bán được vài đồng nên mất công và bỏ qua.

Nhiều người sống ở khu vực nhà anh Tín khi trao đổi chuyện về việc thu gom, phân loại rác nêu quan điểm, hàng tháng đã đóng tiền phí thu gom rác, giờ lại bắt phân loại rất phiền hà, mất thời gian.

Một người thân của tôi sống cạnh khu chung cư Hương Sơ (TP. Huế) chia sẻ, những hộ gia đình sống tại các chung cư, tuy đã thực hiện việc phân loại rác nhưng vứt ở đâu lại là vấn đề nan giải. Thực phẩm dư thừa, như cơm nguội, rau quả... là rác thải sinh hoạt không biết xử lý như thế nào. Để ở đâu, cho ai? Ở quê, người ta còn nuôi gà, nuôi lợn nên những đồ ăn thừa đó còn sử dụng được. Với người dân ở chung cư thì chỉ biết dồn lại và cho tất cả vào thùng rác...

Mới đây, nghe tin TP. Huế triển khai chương trình PLRTN nhiều gia đình bắt đầu thay đổi nếp nghĩ về rác thải. Nơi khu phố chúng tôi, nhiều người vui vẻ khi trao đổi với cán bộ nhân viên thu gom rác vào mỗi chiều: "Cứ làm rồi hẵng quen"; "Nếu thành phố phát động duy trì phân loại rác thì quá tốt"...

Chị Nguyễn Thị Sa (P. An Đông, TP. Huế) chia sẻ, trước đây nhà chị chưa biết đến cách PLRTN, các loại rác trong nhà đều được bỏ dồn vào một bao lớn. Cuối ngày, mùi hôi thối bốc ra từ trong góc nhà rất khó chịu. Sau khi TP. Huế triển khai phân loại rác, gia đình được cán bộ hội, đoàn đến tư vấn nên đã hiểu, phân tách, tận dụng những loại rác nhựa, giấy loại... mang đến tập trung tại các "Ngôi nhà xanh" ở địa phương.

Nâng cao hiệu quả phân loại rác tại nguồn

Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) thông tin, đơn vị đang phối hợp với UBND TP. Huế triển khai chương trình PLRTN trên địa bàn thông qua Dự án (DA) “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) hỗ trợ. Đến thời điểm này, trên địa bàn TP. Huế đã lắp đặt 468 thùng phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại 156 điểm công cộng ở 23 phường, xã. 13 xã, phường còn lại của thành phố sẽ được tiếp tục triển khai, hoàn thành trong năm 2023.

Theo đó, CTRSH được các hộ gia đình phân loại thành 3 nhóm chính, bao gồm: nhóm chất thải nguy hại; nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng (rác thủy tinh và các loại rác tái chế còn lại) và nhóm chất thải còn lại. Đối với nhóm chất thải nguy hại và nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng, các hộ gia đình mang đến các điểm lưu chứa CTRSH được phân loại ở 156 vị trí lắp đặt trên địa bàn và bỏ vào các thùng theo quy định.

Bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Giám đốc DA "Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" chia sẻ, đối với TP. Huế, CTRSH được phân loại tại nguồn thành 3 nhóm và được thu gom, vận chuyển theo quy trình riêng. Cụ thể, nhóm tái chế, tái sử dụng được HEPCO thu gom với tần suất 1 tuần/lần tại các vị trí đã lắp đặt thùng phân loại rác trên địa bàn để phối hợp tái chế lại thành các sản phẩm có ích, bán ra thị trường tạo quỹ cho hoạt động cộng đồng. Riêng nhóm chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng… được HEPCO thu gom riêng với tần suất 6 tháng/lần; nhóm các chất hữu cơ và chất thải còn lại được thu gom với tần suất và lộ trình hiện tại.

Theo bà Vân, chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn TP. Huế đang triển khai song song vừa đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao ý thức việc thu gom phân loại CTRSH tại nguồn, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất như thùng lưu chứa rác, điểm tập kết, xe thu gom đến từng khu phố, xã, phường... được HEPCO đáp ứng yêu cầu.

Sau khi TP. Huế chính thức phát động phân loại CTRSH tại nguồn, DA đã đồng hành và hỗ trợ UBND 6 phường, xã trên địa bàn TP. Huế gồm: Tây Lộc, Thuận Lộc, Thuận Hòa, Đông Ba, Hải Dương và Thuận An tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng khu phố, hộ dân. Các hình thức tuyên truyền bao gồm tập huấn, họp dân, về vai trò phân loại CTRSH tại nguồn, tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe, giới thiệu phương pháp thay thế giảm nhựa, các hoạt động về nâng cao kỹ năng truyền thông phân loại, hành động giảm thiểu rác nhựa trong cộng đồng.

Để công tác phân loại CTRSH tại nguồn hiệu quả, bền vững, UBND TP. Huế và UBND các phường, xã với sự hỗ trợ của DA đã thành lập Ban chỉ đạo phân loại CTRSH tại nguồn ở cấp thành phố, phường, các tổ giám sát cộng đồng ở các địa phương để theo dõi sát sao việc thực hiện PLRTN tại các điểm thu gom công cộng, thu gom bằng xe đẩy tay. Bên cạnh đó, việc phân loại CTRSH tại nguồn còn có sự vào cuộc của cộng đồng, cán bộ làm công tác thu gom của HEPCO, nhờ đó từng bước tập cho người dân thói quen phân loại đúng cách.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay còn một số tồn tại như chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đồng bộ ở các địa phương, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi và thiếu thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu.

Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn
Rà soát để phân loại hộ nghèo

Năm 2024, TP. Huế tiếp tục xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và thực hiện lộ trình giảm từ 110 - 130 hộ nghèo nên việc triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 đã và đang được các phường, xã tăng tốc triển khai.

Rà soát để phân loại hộ nghèo

TIN MỚI

Return to top