ClockThứ Bảy, 16/02/2019 13:30

Phát triển dịch vụ thương mại

TTH - Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, năm 2019 các siêu thị như Big C, Co.opMart; các cửa hàng tiện ích tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung một số dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch.

Tạo sự đột phá về du lịch, thương mạiPhát triển thương mại, dịch vụ thành ngành mũi nhọnPhát triển thương mại, dịch vụ

Khách hàng mua sắm tại Big C Huế

Sau gần 10 năm có mặt tại Huế, đến nay Siêu thị Big C Huế đã có chỗ đứng trong lòng người dân và khách du lịch khi tổng lượng khách tham quan và mua sắm luôn tăng từ 3-5%, đạt con số 1,8 triệu lượt khách/năm và doanh thu của năm 2018 đạt gần 500 tỷ đồng. 

Giám đốc Siêu thị Big C Huế, bà Võ Thị Thu Thủy cho rằng, để thu hút nguồn khách cũng như cạnh tranh với các siêu thị trên địa bàn, năm 2019, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, DN đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng tầng 1, đẩy mạnh các chương trình, hoạt náo vào các dịp lễ, cuối tuần như chương trình dạy chế biến các món bánh cho các học sinh, mời khách hàng trải nghiệm dùng thử sản phẩm, mời khách hàng chế biến món ăn… Ngoài việc nâng cao chất lượng, DN luôn đầu tư kinh phí để trang trí và trưng bày siêu thị vào các dịp lễ theo từng chủ đề khác nhau, tạo không gian bắt mắt.

Theo bà Thủy, một trong những mục tiêu của năm 2019 là liên kết với các DN, nhà sản xuất để tăng cường số lượng hàng địa phương vào siêu thị nhằm tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện để nông sản địa phương vào kênh phân phối hiện đại của hệ thống Big C toàn quốc. Với 120 sản phẩm hiện có tại Big C, năm 2019 DN phấn đấu tăng lên 150 sản phẩm và sẽ về tận các huyện, thị xã để hướng dẫn người dân các thủ tục pháp lý để hàng địa phương có mặt nhiều hơn tại Big C Huế.

Cùng với Big C Huế, năm 2019 một số DN sản xuất hàng đặc sản, kinh doanh dịch vụ, như: mè xửng Thiên Hương, dầu tràm Kim Vui, trà cung đình Đức Phượng đầu tư kinh phí cải tiến mẫu mã và thiết kế bộ quà tặng đặc sản Huế để thu hút khách.

Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn TP. Huế đạt trên 30 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa thương nghiệp gần 23 ngàn tỷ đồng và hoạt động dịch vụ trên 7 ngàn tỷ đồng.

Giám đốc Công ty TNHH Tinh dầu Kim Vui, bà Trần Thị Vui cho biết, với trên 200 đại lý có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, hiện các loại tinh dầu, dầu tràm mang thương hiệu Kim Vui không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà vươn ra các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, DN luôn chú trọng đầu tư cải tiến mẫu mã và thiết kế bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năm 2018, DN cho ra đời các hộp quà tặng đẹp mắt chứa đựng nhiều loại tinh dầu, như tinh dầu tràm, cao dầu tràm, tinh dầu xả, bưởi…

Để thực hiện mục tiêu đạt mức tăng trưởng 15% so với năm 2018, năm 2019 UBND TP. Huế tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, dịch vụ thương mại, đồng thời khai thác tối đa các sản phẩm du lịch hai bên bờ sông Hương; kết nối cung cầu hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế như trầm hương Thủy Xuân, áo dài Huế, mè xửng, thanh trà…

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành, năm 2019 TP. Huế tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư khu trung tâm mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản Huế tại số 15 Lê Lợi, dự án Tổ hợp khách sạn kết hợp thương mại số 3 Đống Đa, công viên ánh sáng Phú Xuân, đồng thời liên kết nhà đầu tư để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại Trung tâm văn hóa 75 Trần Hưng Đạo.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top