ClockThứ Ba, 27/12/2022 21:02

Phát triển du lịch gắn với làng nghề

TTH.VN - Nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thông qua các làng nghề, chiều 27/12, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch thông qua làng nghề và nhân rộng mô hình áp dụng cho Thừa Thiên Huế”.

Đại biểu đến từ A Lưới chia sẻ thuận lợi và khó khăn của nghề dệt zèng

Thừa Thiên Huế hiện có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống, như: áo dài, nón lá, mây tre đan, dệt zèng…với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề. Tuy nhiên, những năm vừa qua, doanh thu làng nghề và thu nhập lao động nghề truyền thống sụt giảm. Nhiều cơ sở nghề gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ. Quá trình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất còn hạn chế.

Phân tích những vấn đề còn tồn tại, hội thảo đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề thông qua việc phát triển thị trường, hỗ trợ các gói vay ưu đãi, phát triển du lịch gắn với làng nghề…

Việc phát triển du lịch gắn với làng nghề cần thực hiện có trọng tâm, chất lượng để gia tăng giá trị kinh tế, tạo giá trị lan tỏa văn hóa địa phương ra cộng đồng người dân Việt Nam và thế giới. Trong đó, cần chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo không gian trải nghiệm để thu hút khách tham quan.

Tin, ảnh: MINH HIỀN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top