ClockThứ Hai, 13/12/2021 07:20

Phát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 1: Tư duy thích làm “thầy” hơn làm “thợ”

TTH - Nguồn nhân lực (NNL), nhất là NNL chất lượng cao (NNLCLC) đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thừa Thiên Huế đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển NNLCLC, đáp ứng yêu cầu khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Những vấn đề cần được đầu tư và thay đổiVận hội cho di sảnPhát huy vai trò phụ nữ trong xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tổng kết công tác phát triển NNL tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, thực trạng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh trong tình hình mới, vẫn còn tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”; chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút, giữ chân người tài, nhất là chính sách hỗ trợ, thu hút NNLCLC...

 

Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn tình trạng phải đào tạo lại

Thừa “thầy”, thiếu “thợ”

Giai đoạn 2016 - 2020, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh, nâng cao nhận thức toàn xã hội về công tác phát triển NNL. Nhiều chương trình, đề án lớn của tỉnh và của địa phương về phát triển NNL được phê duyệt, triển khai bằng những giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Quá trình sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến phù hợp với xu thế chung và đúng định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ từ 38,3% năm 2015 đã tăng lên 41,1% năm 2020; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 32,7% năm 2015 xuống còn 31,9% năm 2020, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 29,0% xuống còn 27,1%. Chất lượng NNL được cải thiện, năng suất lao động tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm (năng suất lao động năm 2015 là 57,1 triệu đồng/lao động; năm 2020 đạt 94,5 triệu đồng/lao động).

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu theo cấp trình độ đào tạo tương đối bất hợp lý với tỷ lệ tương quan giữa số lao động có trình độ đại học trở lên với trình độ cao đẳng và sơ cấp nghề là quá chênh lệch. Cơ cấu này dẫn đến tình trạng thừa “thầy” nhưng thiếu “thợ” trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý của người dân, học sinh với tinh thần hiếu học và tư duy thích làm “thầy” hơn là làm “thợ” nên học sinh luôn chọn đại học mà rất ít chọn vào các trường nghề.

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch vẫn còn thiếu và yếu

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh - Cung Trọng Cường cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu lực lượng lao động (LLLĐ) theo cấp trình độ của tỉnh đang được điều chỉnh dần theo hướng ưu tiên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đào tạo những ngành nghề làm ra sản phẩm ngay hoặc có lợi thế trong phát triển sản phẩm đó tại địa phương. Tuy nhiên, xu hướng giảm của quy mô LLLĐ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đang là “mối quan ngại” về chất lượng của NNL trên địa bàn, đòi hỏi công tác giáo dục nghề nghiệp cần phải được thực hiện tốt hơn nữa nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của LLLĐ; đồng thời vẫn đảm bảo cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ hợp lý với đặc điểm KT-XH của tỉnh.

“Các ban, ngành, địa phương và các trường học cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề đối với quá trình giải quyết việc làm, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động và của xã hội về công tác đào tạo nghề. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học” - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đề xuất.

Khi các khu công nghiệp được lấp đầy thì bài toán về lực lượng lao động, nhất là lao động chất lượng cao phải được đáp ứng

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu

Theo lĩnh vực đào tạo, NNLCLC trên địa bàn tỉnh chủ yếu được đào tạo trong 5 lĩnh vực chính, chiếm 76% tổng NNLCLC; trong đó, ngành kỹ thuật 30%, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 15%; công nghệ kỹ thuật 14%; kinh doanh quản lý 10%; sức khỏe 5,6%. NNLCLC ở Thừa Thiên Huế được tập trung đào tạo ở những ngành kỹ thuật, đây là những ngành nghề khá phù hợp với nhu cầu cho phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.

Lao động CLC của tỉnh chủ yếu tập trung trong ngành dịch vụ, còn ngành công nghiệp – xây dựng và nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ rất thấp. Chẳng hạn, năm 2020, ngành dịch vụ có lao động chất lượng cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất (82,23%), ngành công nghiệp – xây dựng chiếm (15,64%), trong khi ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 2,13%. Đây sẽ là một thách thức cho Thừa Thiên Huế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao.

Tổng số lao động CLC đang làm việc của tỉnh trong năm 2020 là 80.723 người (chiếm 14,38% tổng số lao động đang làm việc của tỉnh), giảm so với 2019 và 2016 (lần lượt là 8.303 người và 24.300 người). Lao động trình độ cao làm việc trong các ngành kinh tế tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân 11,74%/năm. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa 2 giai đoạn trên một phần do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song có thể thấy xu hướng giảm lao động CLC ở tỉnh đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2017 đến nay.

Lĩnh vực du lịch đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng

Chưa có chính sách đãi ngộ, giữ chân người tài

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giai đoạn 2016 - 2020, LLLĐ của Thừa Thiên Huế bắt đầu có xu hướng giảm quy mô từ năm 2019. Năm 2020, LLLĐ toàn tỉnh chỉ có khoảng gần 583,7 nghìn người, giảm gần 37,3 nghìn người so với năm 2019, và giảm khoảng 47,96 nghìn người so với năm 2016. Xu hướng này cho thấy nguy cơ lớn về thiếu hụt lao động cho phát triển kinh tế của tỉnh sau đại dịch, đòi hỏi tỉnh cần phải có những hành động quyết liệt trong thời gian tới nhằm chuyển đổi cơ cấu việc làm theo chiều sâu, nâng cao chất lượng việc làm, tăng nhanh năng suất lao động và tạo ra nhiều việc làm bền vững cho NLĐ.

Tại hội nghị tổng kết về công tác phát triển NNL giai đoạn 2016 - 2020, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là, việc triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về công tác này chưa được đồng bộ, nhiều nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch thực hiện chậm và chất lượng chưa cao, một số nhiệm vụ không thực hiện được. Đáng chú ý là tất cả các nhiệm vụ liên quan đến chính sách ưu đãi phát triển, thu hút NNL đều không thực hiện. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Du lịch là một ngành mũi nhọn của tỉnh, tuy nhiên, chất lượng NNL ngành du lịch còn rất hạn chế. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn chưa gắn kết với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, NNL phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn thiếu. Chất lượng NNL qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; lao động phải được bồi dưỡng, đào tạo thêm để phù hợp với vị trí công việc sau khi tuyển dụng. Đặc biệt, nguồn lực dành cho đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, thu hút, đãi ngộ nhân tài của tỉnh còn quá hạn chế; chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút, giữ chân người tài, đặc nhất là chính sách hỗ trợ, thu hút NNLCLC.

“Phát triển NNL, nhất là NNLCLC là nền tảng và động lực để phát triển KT-XH, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. NNLCLC là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố thông minh, hướng tới mục tiêu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” - Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

Kỳ 2: Câu chuyện “chảy máu chất xám” và thu hút nhân tài

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top