ClockThứ Tư, 18/08/2021 13:16

Phòng chống thiên tai luôn được xem là nhiệm vụ chiến lược

TTH.VN - Sáng 18/8, tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trị buổi họp trực tuyến kỷ niệm 4 năm thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai.

Ứng phó thiên tai: Mỗi địa bàn một cấp độ“Trao quyền cho phụ nữ tuyến đầu chống biến đổi khí hậu”

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết, trước diễn biến thời tiết cực đoan, thiên tai dị thường, khốc liệt, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, ngày 3/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 26/2017/QĐ-TTg thành lập Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4 năm qua, Tổng cục Phòng chống thiên tai nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống thiên tai, đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi hoạt động nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh khẳng định, công tác phòng, chống thiên tai luôn được UBND tỉnh xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội.

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh có  bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã được Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức công bố quyết định công nhận hoàn thành kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai.

Các địa phương trong tỉnh ngày càng chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép, huy động mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để thực hiện các nội dung về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai thông qua các chương trình dự án như: Dự án “Vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai liên quan đến nước” do JICA tài trợ; Dự án GCF “tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do UNDP viện trợ không hoàn lại,... góp phần giúp tỉnh thực hiện công tác phòng chống thiên tai ngày càng hiện đại và hiệu quả.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Return to top