ClockThứ Hai, 09/08/2021 09:43

“Trao quyền cho phụ nữ tuyến đầu chống biến đổi khí hậu”

TTH.VN - Dự án phục vụ trồng rừng ngập mặn khu vực phá Tam Giang do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) kết hợp với Đại học Potsdam (Đức) vừa chiến thắng Giải Risk Award 2021 trị giá hơn 118.000 USD. Giải do Quỹ Munich Re phối hợp với Văn phòng Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên Hiệp quốc – UNDRR sáng lập. Đón nhận tin vui nói trên, bà Phạm Thị Diệu My, Giám đốc CSRD đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị với Thừa Thiên Huế Online.

Nuôi thủy sản bền vững ở rú CháTrồng mới hơn 200ha rừng ngập mặn tại xã Hương PhongRừng ngập mặn ứng phó thiên taiLợi ích “kép” từ rừng dừa ngập mặnTrồng rừng chống biến đổi khí hậuMở rộng và phát huy hiệu quả của rừng trồng ngập mặnTrồng 10.000 cây rừng ngập mặn hưởng ứng "Chủ nhật xanh"

 Bà Phạm Thị Diệu My, Giám đốc CSRD. Ảnh: NVCC

Năm 2017-2018, CSRD cùng với trường đại học Potsdam (Đức) thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt dựa vào hệ sinh thái của vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”. Từ dự án này, CSRD cùng với đối tác tại trường Đại học Potsdam đúc kết các kết quả nổi bật và đưa ra đề xuất cho hoạt động tiếp nối mang tên “Gốc rễ bền chặt, phụ nữ quật cường” tham dự giải Risk Award 2021.

Trong quá trình thực hiện, CSRD luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện nhiều phía, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng tại địa bàn dự án. Đó nguồn động viên giúp dự án có thêm động lực tìm và kêu gọi nguồn tài trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng.

Một dự án trồng rừng nhưng lại gắn liền với phụ nữ - “Gốc rễ bền chặt, phụ nữ quật cường”, chị có thể lý giải yếu tố “phụ nữ” trong tên gọi dự án?

Từ các nghiên cứu của CSRD trước đây, chúng tôi nhận ra rằng, phụ nữ là một trong các nhóm dễ bị tổn thương của cộng đồng khi thiên tai xảy. Sau thiên tai, người phụ nữ cũng góp phần rất lớn trong việc phục hồisinh kế gia đình, cảnh quan cộng đồng. Phụ nữ cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái tự nhiên như đầm phá, vì vậy họ cũng đối mặt với những khó khăn trong việc tìm kiếm thu nhập cho gia đình nếu các hệ sinh thái không được bảo vệ và khai thác bền vững.

Với vai trò quan trọng như vậy song phụ nữ ít có cơ hội tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động GNRRTT. Và hơn cả, trong quá trình làm việc với cộng đồng, chúng tôi nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động mang lại lợi ích và bảo vệ cộng đồng cũng như gia đình của họ.

Nhóm cộng đồng tại thôn Vĩnh Trị, xã Hải Dương (T.X Hương Trà)  được tập huấn kỹ thuật trồng cây. Ảnh tư liệu của CSRD

Có một điều gây tò mò là trong hợp phần dự án, hội phụ nữ địa phương còn tổ chức các vở kịch giúp nâng cao nhận thức? CSRD chú trọng hoạt động này trong dự án ra sao?

Tổ chức các vở kịch sống động nói về thiên tai và BĐKH thực chất là một công cụ truyền thông hiệu quả đối với các nhóm cộng đồng khác nhau. Công cụ này dễ tiếp cận, truyền cảm hứng và dễ dàng lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm và bài học đến cộng đồng. Một khi cộng đồng đã hiểu và nhận thức được vấn đề, họ sẽ rất chủ động và sáng tạo trong cách thể hiện. Giai đoạn 2017-2018, CSRD đã tổ chức các sự kiện tương tự, chị em phụ nữ tham gia rất nhiệt tình; đó là ngày hội để họ có thể gặp gỡ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

Hai năm một lần, Risk Award nhận được không ít các hồ sơ tham gia giải thưởng. Theo chị, những yếu tố nào giúp “Gốc rễ bền chặt, phụ nữ quật cường” chiến thắng giải năm nay?

Tôi nghĩ có rất nhiều yếu tố. Tôi tâm đắc nhất là nhận xét của đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai, bà Mami Mizutori trong lời chúc mừng dự án chiến thắng như sau: “Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách hợp tác quốc tế có thể hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện Khung hành động Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai. Dự án trao quyền cho những phụ nữ đang ở tuyến đầu của việc chống biến đổi khí hậu. Dự án cũng chứng minh rằng các giải pháp dựa vào thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng chống chịu của cộng đồng”.

Thừa Thiên Huế có rất nhiều dự án trồng rừng ngập mặn, vậy điều gì “đặc biệt” từ dự án trồng rừng ngập mặn của CSRD?

T.S Philip Bubeck - Viện Địa lý và Khoa học Trái đất - Đại học Potsdam khảo sát vùng rừng trồng. Ảnh: CSRD

Điểm khác biệt là CSRD luôn đặt cộng đồng làm trung tâm. Cộng đồng trong các dự án CSRD can thiệp luôn được khuyến khích phát huy tính sở hữu và khả năng lãnh đạo khi tiếp cận dự án. Họ được hướng dẫn để nhận ra vấn đề của mình, từ đó chủ động tham gia và làm chủ dự án dưới sự dẫn dắt của CSRD. CSRD luôn hướng cho người dân hiểu rằng, những kết quả của dự án là tài sản của họ sau khi dự án kết thúc, bởi vì trung tâm không thể đồng hành cùng người dân mãi mãi.

Với dự án này, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận như đã nói ở trên. Từ hoạt động trồng cây ngập mặn 2017-2018, cộng đồng được tham vấn từ khâu chọn địa điểm, loại cây, thời gian phù hợp và các thức tổ chức trồng. Chính cộng đồng là người trực tiếp trồng sau khi được cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ lưỡng. Tiếp đó, cộng đồng được giao bảo vệ và chăm sóc cây dưới sự điều hành của ban quản lý do người dân bầu ra. CSRD tài trợ một nguồn quỹ nhỏ cho việc bảo vệ này làm vốn xoay vòng cho những người tham gia bảo vệ.

“Hệ sinh thái” đóng vai trò như thế nào trong hoạt động của CSRD ở dự án này thưa chị?

Bản chất của dự án này là GTRRTT dựa vào hệ sinh thái, một xu thế đã và đang được chú trọng thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Từ năm 2012 - 2016, Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) đã phối hợp với Ủy ban châu Âu (EC) triển khai các dự án thúc đẩy cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giảm thiểu rủi ro thiên tai (Eco-DRR) tại các nước dễ bị tổn thương.

CSRD thường thông qua các dự án can thiệp nhỏ để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và địa phương từ đó mong muốn tạo ra sự thay đổi cả trong chính sách lẫn hành vi của con người đối với các hệ sinh thái tự nhiên xung quanh họ. Điều này sẽ tạo ra một hệ sinh thái bền vững và có sức chống chịu cao. Đồng thời các hệ sinh thái cũng đem lại các giá trị khác về môi trường, sinh kế và sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Xin cảm ơn chị và chúc CSRD có nhiều hoạt động ý nghĩa phục vụ cộng đồng!

T. Ninh - Th. Tâm (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầm Cầu Hai

“Rất khó để lột tả hết vẻ đẹp của đầm Cầu Hai. Có thể nói đây như là một vật báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất Huế. Đây cũng là nơi mà ai đã đến thì cũng không muốn về…” – Đó là những lời “có cánh” của trang elephant travel (Công ty Du lịch Con Voi) dành cho đầm Cầu Hai, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách TP. Huế khoảng 40km.

Đầm Cầu Hai
Phấn đấu hoàn thành, vượt kế hoạch thu ngân sách trên 13.600 tỷ đồng

Phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh diễn ra chiều 3/10 đã chỉ rõ, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện kết quả chung của 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 7,34%, xếp thứ 6/14 các tỉnh/thành vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, thứ 28/63 tỉnh/thành cả nước.

Phấn đấu hoàn thành, vượt kế hoạch thu ngân sách trên 13 600 tỷ đồng
Tăng tốc các công trình, dự án

Sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là mục tiêu mà Hương Thủy đã và đang quyết liệt triển khai

Tăng tốc các công trình, dự án

TIN MỚI

Return to top