ClockThứ Hai, 05/12/2022 06:14

Quản trị tốt dòng tiền giảm bớt nỗi lo lãi suất, tỷ giá

TTH - Tỷ giá biến động mạnh cùng với đó lãi suất cũng được các ngân hàng điều chỉnh tăng trong thời gian qua khiến doanh nghiệp chịu sức ép lớn do chi phí tăng thêm.

Áp lực lạm phát đẩy lãi suất, tỷ giá tăngQuảng Điền lãi cao hơn 40 tỷ đồng so với vụ lúa hè thu trướcNhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực bất ngờ giảm giá mạnhLãi suất tăng, vàng giảm: Cơn đau đầu của nhà giàuTrước mắt là giải cứu

Doanh nghiệp cần quản trị dòng tiền hiệu quả hơn

Chi phí tăng

Mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng khi hiện nay nhiều ngân hàng đã đưa mức lãi suất huy động chạm mốc 10%, thậm chí một số ngân hàng còn cao hơn. Điều này đã gây áp lực không nhỏ lên lãi suất cho vay. Theo đó, một số ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất cho vay trên 12%, thậm chí, có nơi lên tới 16%/năm. Không chỉ khách hàng doanh nghiệp, lãi vay cá nhân cũng được nhiều ngân hàng điều chỉnh lên mức từ 16 - 17%.

Không chỉ có áp lực tăng chi phí do vốn tăng mà doanh nghiệp còn đứng trước áp lực khác khi càng gần thời điểm cuối năm chi phí nguyên, vật liệu đều có những điều chỉnh theo hướng tăng. Điều này tạo nên sức ép lớn đến giá cả hàng hóa.

Theo tính toán của doanh nghiệp, nếu mức lãi suất vay ở mức 12 - 15%/năm như hiện nay thì mức sinh lời của vốn vay phải đạt trên 30% doanh nghiệp mới có thể “tạm ổn”, bởi ngoài trả chi phí lãi vay, DN còn phải tính toán các chi phí khác và các chi phí này đều đứng trước áp lực tăng. Vì thế trong điều kiện khó khăn như hiện nay, nếu doanh nghiệp phụ thuộc vào tiền vay thì để trả được lãi vay đã là một gánh nặng.

Không chỉ chịu tác động của lãi suất, việc tỷ giá được điều chỉnh đã tác động không nhỏ đến doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu nhập hàng hóa. Bởi việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu khi tỷ giá tăng cao đặt doanh nghiệp trước áp lực tăng chi phí.

Chỉ tính từ khi từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 8,4%.

Việc tỷ giá điều chỉnh tăng sẽ khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao gây áp lực tăng giá cho các sản phẩm đầu ra. Nếu không tăng giá bán doanh nghiệp sẽ thua lỗ, còn nếu tăng giá bán sẽ gây khó trong khâu tiêu thụ, dẫn đến hàng tồn kho.

Lãi suất cho vay tăng, tạo áp lực tăng chi phí

Điều chỉnh chính sách hoạt động

Chủ một nhà sách trên địa bàn chia sẻ, chỉ tính riêng giá các mặt hàng giấy trong tháng 11 đã được các công ty phân phối điều chỉnh tăng giá 2 đợt. Cụ thể, đơn vị cung ứng bắt đầu tăng giá từ 1.000 đến 1.500 đồng/ram giấy từ đầu tháng 11; và trong ngày 15/11 đơn vị này tiếp tục tăng giá thêm từ 1.000 đến 2.000 đồng/ram giấy. Như vậy chỉ trong tháng 11 giá giấy in đã tăng từ 2.000 đến 3.500 đồng/ram. Nguyên nhân được đối tác đưa ra là do biến động của tỷ giá USD tăng cao, khiến giá nhập khẩu các sản phẩm giấy cũng tăng lên. Việc giá giấy tăng ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở kinh doanh vì rất nhiều đơn đặt hàng cơ sở đã ký hợp đồng với giá trước đó, nên không thể điều chỉnh giá ngay tức thì, điều này gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp.

Việc điều chỉnh giá bán theo hướng tăng là cách mà hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai để giảm bớt tác động của tỷ giá, cũng như gánh nặng lãi suất. Tuy nhiên, việc tăng giá bán các sản phẩm sẽ kéo theo sức mua giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng tồn kho, dẫn đến thanh khoản của sản phẩm thấp.

TS. Nguyễn Tấn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học lãnh đạo và Quản trị doanh nghiệp từng chia sẻ, càng trong thời điểm khó khăn doanh nghiệp càng phải nâng cao năng lực quản trị nội bộ và quản trị dòng tiền để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, gia tăng biên lợi nhuận. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thay đổi chính sách hoạt động để hạn chế được lượng hàng tồn kho; cân nhắc chính sách bán nợ để giảm tỷ lệ bán nợ hàng hóa… tăng khả năng thanh khoản cho hàng hóa…

Tận dụng nguồn nguyên, phụ liệu trong nước để sản xuất hàng hóa cũng là một giải pháp giảm áp lực được các doanh nghiệp quan tâm.

Theo ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng phải tính toán lại bài toán tài chính. Đầu tiên là phải ưu tiên trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Nếu không có nguồn dự phòng rủi ro này thì doanh nghiệp rất dễ gặp khó khăn dòng tiền, mất cân đối về khả năng thanh toán trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải sớm hoàn thiện cơ chế quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài chính, đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền bền vững, không đầu tư dàn trải, mạo hiểm. Việc minh bạch trong dòng tiền cũng là giải pháp tạo được mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp có thể thương lượng với các ngân hàng áp dụng các chương trình lãi suất, giảm lãi khi vay vốn.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Nỗi lo sạt lở của các hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) thường trực nhiều năm nay như được vơi bớt khi HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án (DA) Trồng cây tạo mảng xanh tại chân núi Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc.

Vơi bớt nỗi lo sạt lở
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”

TIN MỚI

Return to top