ClockThứ Năm, 14/11/2019 16:23

Quốc hội “chốt” phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020

Sáng 14/11, với 90,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020.

Xây dựng hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháyBộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Không sân bay nào hiệu quả như Long Thành”Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hộiTạo hành lang pháp lý xử lý tin giả trên mạng xã hộiNăm 2020 sẽ quy hoạch xong báo chí bộ ngành, địa phương

Cụ thể, Quốc hội quyết nghị tổng số thu ngân sách Trung ương là 851.768 tỷ đồng; Tổng số thu ngân sách địa phương là 660.531 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách trung ương là 1,069 triệu tỷ đồng, trong đó dự toán 367.709 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 sáng 14/11.

Kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định

Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích, bảo đảm yêu cầu thời gian phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Phân bổ trong điều hành ngân sách đối với một số khoản chi đã có cơ chế, chính sách, xác định được nhiệm vụ, nhưng chưa có cơ sở tính toán để phân bổ, bố trí cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương ngay từ đầu năm.

Đồng thời trong việc quản lý, điều hành cần kịp thời thu hồi về ngân sách trung ương các khoản kinh phí hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ vốn đầu tư phát triển theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật và Nghị quyết của Quốc hội có liên quan, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; tuân thủ nghiêm danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Về điều hành kinh phí chi trả phí phát hành trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách trung ương năm 2020 được Quốc hội quyết định, Chính phủ chủ động thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương (bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc), quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Cùng với đó, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31/12/2019; Thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nghị quyết cũng nêu rõ, Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành.

Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước, phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hằng năm và nguồn tài chính khác để thực hiện, ngân sách trung ương không hỗ trợ.

Giao kế hoạch đầu tư công trước 30/11

Theo Nghị quyết, trước 30/11/2019, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2020 theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Đồng thời, trước ngày 31/12/2019, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020, danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới, gửi phương án phân bổ chi tiết cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện.

Quốc hội cũng giao Chính phủ tiếp tục cơ chế giao dự toán ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong dự toán ngân sách nhà nước cho Bộ Giao thông vận tải.

Cùng với đó, phân bổ tăng thêm 2% dự toán số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách các địa phương nhận bổ sung cân đối so với dự toán năm 2019.

Về giám sát và kiểm toán việc phân bổ ngân sách Trung ương, Nghị quyết nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, tiến hành kiểm toán việc thực hiện phân bổ ngân sách trung ương bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top