ClockThứ Tư, 15/09/2021 09:35

Rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án đầu tư công

Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương.

Gỡ khó, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư côngVốn giải quyết việc làm: Trợ lực giúp người dân A Lưới vượt khóHỗ trợ doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu cuối năm khi COVID-19 kéo dàiThêm cơ hội cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0%8 tháng, giải ngân vốn FDI cả nước tăng 2%Có giải pháp mang tính đột phá, khả thi và phù hợp thực tếTăng cường biện pháp kiểm soát và xác định hướng gió trước khi kích nổ mìn

Tham dự cuộc họp có các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao một lần cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ cuối năm 2020, tổng số vốn đầu tư là 461.300 tỷ đồng, chiếm 96,6% kế hoạch đã được Quốc hội quyết định. Phần còn lại 16.000 tỷ đồng, chiếm 3,4% là vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia phải hoàn thiện thủ tục.

Đến hết tháng 8/2021, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án là hơn 399.331 tỷ đồng, đạt 86,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm.

Bộ Tài chính cho biết, tổng số vốn giải ngân đến hết ngày 31/8/2021 đạt trên 187.285 tỷ đồng, đạt 40,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao, giảm so với cùng kỳ năm 2020 (46,41%), trong đó vốn trong nước đạt 44,7% (cùng kỳ năm 2020 đạt 50,02%), vốn nước ngoài đạt 7,94% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,26%).

Các ý kiến tại cuộc họp đều cho rằng tiến độ giải ngân trong 8 tháng đầu năm chậm so với cùng kỳ do đặc thù năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Một số dự án khởi công mới cần thời gian để chuẩn bị thủ tục đầu tư, đấu thầu.

Các thành viên của Tổ công tác cho rằng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan nhanh do xuất hiện biến thể mới, khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, là nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng.

Đặc biệt, công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng, do đó làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định mới về đầu tư còn lúng túng, tiếp cận tín dụng đối với các dự án đối tác công tư còn khó khăn, công tác tổ chức triển khai còn chậm…

Các dự án ODA cũng chịu tác động nặng nề của dịch COVID do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Chính phủ quyết tâm phấn đấu hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra trong Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổng hợp những khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, nhanh chóng phân loại và có hướng xử lý cụ thể theo đúng thẩm quyền. Những quy định mới của bộ, ngành nào thì bộ, bộ ngành đó có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể để áp dụng thống nhất trên cả nước.

Từng bộ, ngành, địa phương phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án, thúc đẩy hoàn thành sớm các công trình triển khai tại các địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện các dự án theo đúng tiến độ.

Các bộ, cơ quan phải hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn còn lại của năm 2021 và các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho từng Chương trình.

Phó Thủ tướng Thường trực cơ bản nhất trí với các ý kiến của các thành viên Tổ công tác về sự cần thiết phải sớm có hướng dẫn cụ thể để vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh COVID-19, vừa tạo thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia

Tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia
Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top