ClockThứ Ba, 04/05/2021 08:14

Rộng cửa đón nhà đầu tư Hàn Quốc

TTH - Thu hút doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc vào đầu tư trên địa bàn là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược xúc tiến đầu tư năm 2021 của Thừa Thiên Huế. Theo đó, nhiều chính sách thu hút vốn cũng như ưu đãi đầu tư cũng được thiết lập.

Hợp tác toàn diện với các địa phương Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội trong thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư

Thị trường giàu tiềm năng

Đến nay, trên địa bàn có 17 DN Hàn Quốc đang hoạt động với vốn đăng ký 195 triệu USD, chiếm 5,1% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 5 dự án (DA) với số vốn 41 triệu USD nằm trong Khu Kinh tế, Công nghiệp (KTCN) tỉnh với các lĩnh vực hoạt động như: hạ tầng khu công nghiệp, may mặc, sản xuất và gia công các sản phẩm từ gỗ. Có thể kể tên như: Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký đầu tư 410 tỷ đồng; Công ty TNHH Hanex có tổng vốn đăng ký 223 tỷ đồng…Ngoài ra, 12 DN với tổng vốn đầu tư là 154 triệu USD (3.550 tỷ đồng) chủ yếu ở lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ tư vấn nằm ngoài Khu KTCN tỉnh cũng đã và đang được triển khai đầu tư.

Ngoài hợp tác với các đối tác Hàn Quốc thông qua việc triển khai các DA đầu tư, tỉnh còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ đến từ Chính phủ và người dân Hàn Quốc thông qua các hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ (NGO) với tổng giá trị khoảng 77 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn ODA tiếp nhận từ Hàn Quốc có trị giá 66 triệu USD, NGO gần 11 triệu USD. Nhiều DA trong số đó góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa địa phương như: các DA phục dựng khu Hoàng thành Huế và Hổ quyền bằng công nghệ 3D của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST); xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Điền giai đoạn 2017-2021 do Quỹ toàn cầu hóa Saemaul (SGF) hỗ trợ.

Một trong những đề án góp phần quan trọng tạo diện mạo Thừa Thiên Huế phải kể đến việc thực hiện quy hoạch chi tiết 2 bên bờ Sông Hương do Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thực hiện với điểm nhấn đầu tiên là cầu đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương. Công trình này không chỉ tạo thêm điểm đến thú vị cho người dân và du khách mà còn thể hiện mối quan hệ hỗ trợ hợp tác giữa Hàn Quốc và Thừa Thiên Huế.

Đầu năm 2021, Thừa Thiên Huế và KOICA đã ký kết biên bản trao đổi về DA “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” với nguồn vốn ODA không hoàn lại 13 triệu USD, vốn đối ứng 1,8 triệu USD dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phát triển du lịch thành phố Huế và xây dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh. Các DA hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đồng thời làm thay đổi bộ mặt cảnh quan đô thị, xây dựng hệ thống thông tin du lịch và văn hóa thông minh theo định hướng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.

Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô có rất nhiều dư địa đầu tư

Nhiều dư địa đầu tư

Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.000 DN. Các tập đoàn, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại của Việt Nam trong những năm qua. Hiện, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang có nhiều cơ hội thu hút FDI từ Hàn Quốc khi Việt Nam đã và đang thực thi các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) bước vào giai đoạn thực thi, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào cuối năm 2020.

Theo ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thừa Thiên Huế đang còn dư địa rất lớn trong thu hút đầu tư. Hiện, khu đô thị An Vân Dương với diện tích 2.100 ha cơ bản hoàn thiện về quy hoạch và giải phóng mặt bằng. Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô với diện tích 27.108 ha đã cơ bản hoàn thiện về quy hoạch và giải phóng mặt bằng cho gần 10.000 ha, quỹ đất còn khoảng 8.000 ha sẵn sàng cho các nhà đầu tư vào nghiên cứu. Các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phú Đa… với hạ tầng đồng bộ là cơ hội rất lớn trong phát triển các ngành nghề phục vụ xuất khẩu.

Thừa Thiên Huế còn có vị trí chiến lược với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, đường cao tốc, đường sắt dọc theo chiều dài Việt Nam. Cảng nước sâu Chân Mây là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam, dễ dàng kết nối với tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông...

Theo nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, con số 17 DN Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn được xem là khá khiêm tốn so với tiềm năng của Thừa Thiên Huế. Với thế mạnh của Hàn Quốc về chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghiệp phần mềm, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, dược liệu (chế phẩm của sâm), sản xuất phim trường, điện ảnh, Thừa Thiên Huế mong muốn DN Hàn Quốc tham gia đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên du lịch, dịch vụ du lịch, khám chữa bệnh, công nghiệp dược, vac-xin, vật tư y tế, các ngành công nghệ cao, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp...

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

  • Gói cổ phiếu Digi stock đầu tư cùng chuyên gia
  • Thiết kế cảnh quan LA Home Long An
Return to top