ClockThứ Hai, 20/04/2020 15:30

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị

TTH - Đẩy mạnh các giải pháp thủy lợi, rà soát diện tích đất sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao kết hợp bao tiêu sản phẩm là hướng đi của xã Quảng Lợi trong tái cơ cấu nông nghiệp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nhanh, bền vữngTái cơ cấu ngành công nghiệp: ưu tiên phát triển làng nghề & năng lượng sạchTái cơ cấu ngành thủy sản: Quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Đẩy mạnh nuôi các loại con giống có khả năng thích nghi cao

Từ một vùng lúa thấp trũng thường xuyên ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa hè, nhờ đầu tư phát triển thủy lợi, nhất là sau khi công trình thủy lợi Tây Hưng 1 và Tây Hưng 2 đưa vào hoạt động, diện tích đất nông nghiệp có thể đưa vào khai thác đã tăng lên. Trong đó, diện tích lúa tăng 108 ha so với kế hoạch 896 ha, năng suất lúa tăng từ 40 tạ/ha lên 54 tạ/ha.

Chủ động nguồn nước, việc quy hoạch sản xuất theo cánh đồng lớn thuận lợi hơn. Đến nay, toàn xã có 220 ha lúa được quy hoạch sản xuất tập trung. Các HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp bắt tay với các doanh nghiệp (DN) hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Giám đốc HTX NN Tín Lợi Hoàng Thân cho biết: Thời gian qua, HTX triển khai các giải pháp xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở liên kết các giải pháp như giống, khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, hợp tác bao tiêu sản phẩm với các DN như khoai lang, lúa... Các cơ sở đầu mối tiêu thụ đã thu mua bao tiêu các sản phẩm chủ lực như dưa hấu, ném, ớt.

HTX đã xây dựng được vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết theo cánh đồng lớn với các giống Hà Phát 3, diện tích 30 ha; KH1 30 ha; đồng thời xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm ném Tam Giang. Nhờ đó, quá trình tiêu thụ khá thuận lợi, diện tích khoai lang mỡ trên địa bàn được DN bao tiêu 130 tấn/năm.

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi thông tin: Để nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Quảng Lợi sẽ tiếp tục vận động bà con cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả và nuôi các loại con giống thích nghi với địa bàn vùng đầm phá như nuôi cá dìa và cá đối mục.

Đầu tư xây dựng hạ tầng gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng sản xuất tập trung có điều kiện thuận lợi để nâng cao mức độ thâm canh và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, như trồng sen nuôi cá, nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh xây dựng, mở rộng cánh đồng lúa chất lượng; phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao; thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ hợp lý để tăng diện tích gieo trồng, nâng cao giá trị trên diện tích sản xuất.

“Ngoài những mô hình đã định hình, xã xây dựng các mô hình liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm trên cơ sở vùng sản xuất nông nghiệp đã có quy hoạch từng bước xây dựng cánh đồng xanh- sạch - đẹp, sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ, VietGAP. Qua đó, xây dựng chuỗi liên kết giữa người nông dân - HTX - DN, đẩy mạnh đăng ký nhãn hiệu sản phẩm địa phương. Các HTX đã triển khai xây dựng mô hình nuôi lợn an toàn sinh học với 10 họ tham gia, chuyển đổi 10 ha trồng lúa kém hiệu quả ven phá sang trồng sen và xây dựng quy hoạch vùng phù hợp để trồng ngô hữu cơ liên kết với Quế Lâm”- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi chia sẻ.

Năm 2020, xã Quảng Lợi sẽ tập trung cho các mô hình nông nghiệp có liên kết bao tiêu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ thị trường.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

TIN MỚI

Return to top