ClockThứ Bảy, 12/05/2018 14:03

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

TTH - Từ năm 2018, ngành nông nghiệp bắt tay quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hướng đến sản xuất an toàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản. Trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi, ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 7.300 ha; phát triển diện tích mặt nước nuôi tôm chân trắng (NTCT) trên cát và đầm phá khoảng 500 ha; nạo vét luồng lạch, nâng cấp âu thuyền, tăng đội tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) lên 460 chiếc...

Các cơ sở giống thủy sản an toàn, chất lượngVào vụ nuôi trồng thủy sảnHiến kế bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản sau sự cố môi trường biểnXuất khẩu thủy sản tăng mạnh trong 8 thángQuảng Điền: Phấn đấu khai thác thủy sản đạt 3.000 tấn/năm

Một tàu đang đóng mới ở Phú Vang

Cần quy hoạch

Trong khi số lượng tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, công suất lớn từ 500 CV đến 830 CV, 4 tàu vỏ thép nhưng cảng biển đã quá lạc hậu về quy mô. Luồng lạch ra vào, âu thuyền thường xuyên bị bồi lấp vẫn chưa có phương án cải tạo, nạo vét hợp lý. Mỗi chuyến đánh bắt trở về, các tàu phải mất nhiều thời gian mới được cập bến, chuyển hải sản lên bờ. Vào mùa mưa bão, các tàu chen chúc, tranh nhau neo đậu gây mất trật tự an ninh.

NTCT tuy có những dấu hiệu tương đối khả quan khi mấy vụ gần đây nhiều hộ dân lãi từ 500 triệu đến 1,6 tỷ đồng nhưng vẫn chưa ổn định sản xuất, giá cả bấp bênh. "Điệp khúc" dịch bệnh, hay "được mùa mất giá, được giá mất mùa" cứ đeo đẳng người nuôi tôm do hệ thống kênh mương, thủy lợi, ao lắng tại một số vùng nuôi chưa được xây dựng, kiên cố. Người dân còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi nên chất lượng tôm thấp, không được các doanh nghiệp chấp nhận thu mua, xuất khẩu.

Riêng khu vực đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có nhiều tiềm năng NTCT nhưng hệ thống ao hồ, kênh mương, thủy lợi bị xuống cấp trầm trọng, chưa được đầu tư một cách bài bản, hợp lý.

Nuôi cá lồng trên các hồ thủy lợi, các sông Ô Lâu, sông Bồ đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên cấp độ rủi ro tương đối lớn do ngư dân chưa nắm bắt các quy trình neo đậu lồng bè, khung lịch thời vụ.

Cán bộ thủy sản kiểm tra ngư lưới cụ của tàu vỏ thép ở Phú Vang

Đầu tư hạ tầng

Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT Nguyễn Minh Đức thông tin, trước yêu cầu phát triển ngành đánh bắt và NTTS, điều tiên quyết là phải đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ mới nghĩ đến chuyện mở rộng quy mô sản xuất, nuôi trồng. Trước mắt, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương giải quyết những bất cập giữa việc tăng số lượng tàu ĐBXB với hệ thống bến cảng, âu thuyền bị xuống cấp. Cảng Thuận An và các âu thuyền trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nạo vét luồng lạch ra vào một cách hợp lý. Riêng Cảng cá Thuận An và hệ thống âu thuyền được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2, đảm bảo neo đậu cho trên 1.000 chiếc tàu công suất từ 400 CV trở lên/chiếc.

Cơ quan chức năng đang tập trung nghiên cứu, phối hợp với các địa phương tổ chức chuyển giao công nghệ ĐBXB, nhất là đối với các nghề mới. Ngoài đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn, mở rộng ngư lưới cụ, câu cá ngừ đại dương, ngành nông nghiệp cùng các địa phương tuyên truyền, vận động ngư dân trang bị máy dò cá hiện đại, hệ thống đèn led trong đánh bắt, cải tiến công nghệ bảo quản hải sản nhằm tiết kiệm năng lượng và hạn chế tỷ lệ hao hụt.

Đầu tư kết cấu hạ tầng cho đánh bắt cũng như NTTS trên đầm phá và trên cát ven biển đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nên ngành nông nghiệp cùng các địa phương tranh thủ nguồn lực từ Trung ương về một số chính sách phát triển thủy sản, cộng với ngân sách địa phương để quy hoạch vùng nuôi, đầu tư xây dựng kênh mương, thủy lợi, hệ thống ao lắng một cách hợp lý.

Tỉnh đã đầu tư 100 tỷ đồng để xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi, cấp thoát nước tại các vùng NTCT ở Ngũ Điền, hướng đến mô hình an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngành nông nghiệp vận động, hướng dẫn người dân liên kết trong quá trình nuôi, chuyển đổi từ nuôi nhỏ lẻ, hộ cá nhân sang nuôi hợp tác, quy mô lớn. Đây là phương thức nuôi không chỉ mang lại hiệu quả mà còn có thể chia sẻ rủi ro khi gặp thiên tai, dịch bệnh.

Các địa phương đang tập trung quy hoạch NTTS trên hồ thủy lợi, các sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương. Tại các vùng nuôi sẽ đầu tư hệ thống ụ neo các lồng bè đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ. Ngành nông nghiệp tập trung nghiên cứu khung lịch thời vụ hợp lý, đảm bảo thu hoạch thủy sản trước mùa bão lũ nhằm tránh thiệt hại.

Tỉnh sẽ đầu tư một số cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống có quy mô lớn nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh. Quá trình nuôi thủy sản thương phẩm, các địa phương tìm hiểu thị trường, hợp đồng nhiều đại lý, cơ sở thu mua sản phẩm nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng “độc quyền”, ép giá. NTCT trên đầm phá khá mới đối với người dân nên sẽ bổ sung, tập huấn kiến thức, chuyển giao công nghệ.

Hướng đến tái cơ cấu ngành thủy sản, năm 2018, ngành nông nghiệp thí điểm mô hình NTCT tiêu chuẩn VietGAP một số vùng tại huyện Phong Điền; nuôi cá lồng tại TX. Hương Trà và huyện Phú Lộc; triển khai chương trình nuôi thủy đặc sản có tính đặc thù vùng miền (đối tượng là tôm sú), được chứng nhận VietGAP. Cấp chứng nhận thí điểm cơ sở, vùng NTTS hữu cơ tại hai huyện Quảng Điền và Phú Vang. Toàn tỉnh phát triển đội tàu ĐBXB công suất trên 90CV: 460 chiếc, tăng 50 chiếc so với năm 2017; thực hiện mô hình khai thác tiên tiến nhằm nâng cao sản lượng; chú trọng công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi hải sản, mùa vụ đánh bắt.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch phân khu

Năm 2024, TP. Huế tập trung chỉ đạo hoàn thành 18 đồ án QH, quy chế, bao gồm 11 QH phân khu, 1 quy chế quản lý kiến trúc thực hiện để phủ kín QH phân khu các phường, xã và 6 đồ án QH lập, điều chỉnh để phù hợp QH chung đô thị tỉnh. Đến nay, các đồ án điều chỉnh QH các phường thuộc phạm vi thành phố trước khi mở rộng đã cơ bản hoàn thành trình thẩm định theo kế hoạch; các đồ án QH các phường, xã sáp nhập vào thành phố đã hoàn thành trình thẩm định, phê duyệt và đảm bảo phủ kín 100% QH phân khu trên địa bàn thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch phân khu
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top