ClockThứ Hai, 22/05/2023 21:44

Tạo đồng thuận toàn dân về chủ trương tiết kiệm điện

TTH.VN - Giai đoạn 2023-2025, phấn đấu hằng năm, toàn quốc tiết kiệm tối thiểu từ 2% tổng điện năng tiêu thụ quốc gia. Đó là mục tiêu cụ thể được đặt ra tại Hội nghị phát động tiết kiệm điện năm 2023 do Bộ Công thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức chiều 22/5.

Tiết kiệm điện – thành thói quenTắt đèn, "bật sáng" tương laiDiễn tập chủ động ứng phó mưa bão

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì hội nghị đầu cầu Thừa Thiên Huế

Phụ tải hệ thống điện quốc gia tăng kỷ lục

Với nhiều tác động tiêu cực của thị trường năng lượng thế giới; biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino; lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều giảm mạnh; thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn quốc và tập trung tại khu vực miền Bắc và miền Trung, dẫn tới nhu cầu sử dụng điện đang tăng cao.

Theo ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương, phụ tải toàn hệ thống điện quốc gia ngày 19/5/2023 tăng lên mức kỷ lục mới, khoảng 924 triệu kWh/ngày, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 10,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022; công suất tiêu thụ cực đại đạt 44.600 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 8,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022.

“Bộ Công Thương kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các hộ gia đình và mọi tầng lớp nhân dân trên toàn quốc hãy đồng tình ủng hộ, chung tay chia sẻ khó khăn với ngành Điện, tăng cường thực hiện đồng bộ, triệt để các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, nhất là trong giai đoạn mùa khô từ nay đến ngày 30/6/2023”, Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025, phấn đấu hằng năm, toàn quốc tiết kiệm tối thiểu từ 2% tổng điện năng tiêu thụ quốc gia; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025; giảm công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công thương cho hay.

Không còn công suất dự phòng

Ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thông tin, với nhiều yếu tố tác động, hiện khả dụng nguồn của hệ thống điện Quốc gia chỉ khoảng 42.000/19.000 MW (cao điểm chiều), 39.200/18.000 MW (cao điểm tối). Để đảm bảo cung ứng điện, EVN đã phải huy động các nguồn nhiệt điện chạy dầu DO+FO.

Hiện nay hệ thống điện không còn công suất dự phòng. Mặc dù Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia triệt để khai thác tiết kiệm thủy điện nhưng tính đến ngày 21/5/2023, sản lượng còn lại trong hồ toàn hệ thống là 2,911 tỷ kWh, thấp hơn 1,726 tỷ kWh so với kế hoạch năm (miền Bắc thấp hơn 1,033 tỷ kWh, miền Trung thấp hơn 435,6 triệu kWh, miền Nam thấp hơn 258 triệu kWh), ông Trần Đình Nhân cho hay. 

Theo lãnh đạo EVN, Tập đoàn đã và đang làm việc với các Tập đoàn TKV, Tổng Công ty Đông Bắc, PVN để cung cấp than, khí, dầu cho vận hành các nhà máy điện; đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, mặt trời để phát điện ngay lên lưới điện quốc gia; tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc và báo cáo Chủ tịch các UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn.

Tiết giảm gần 12 triệu kW điện trong 4 tháng đầu năm

leftcenterrightdel
Trong 4 tháng đầu năm 2023, Thừa Thiên Huế tiết giảm được 11,89 triệu kW điện 

Ở đầu cầu Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đại Phúc – Giám đốc PC TTH thông tin, sau khi công ty triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, thực thi tiết kiệm điện, an toàn hiệu quả, như: đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội…; tại chuỗi sự kiện Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Giờ Trái đất năm 2023…; khuyến cáo khách hàng về các thiết bị điện siêu ngốn điện; hạn chế sử dụng điện, các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm…, qua thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã tiết giảm được 11,89 triệu kW điện.

Với mục tiêu đảm bảo việc cung ứng điện mùa khô và từ đây đến cuối năm 2023, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh tiết giảm từ 5% - 50%/tháng lượng điện tiêu thụ, PC TTH tiếp tục triển khai những giải pháp trọng tâm, như: tập trung tuyên truyền rõ hơn về mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị tiêu thụ nhiều, công suất lớn trong gia đình, công sở, nhà máy sản xuất; thay đổi công nghệ đèn chiếu sáng sang đèn led hiệu suất cao hoặc đèn năng lượng mặt trời; cảnh báo thường xuyên, tự động khi khách hàng dùng điện cao hơn nhiều hơn so với mức bình quân…

PC TTH cũng sẽ rà soát và tối ưu từng đoạn chiếu sáng, lắp đặt thiết bị nhánh rẽ để có thể tắt mở linh hoạt; điều chỉnh thời gian chiếu sáng hợp lý hơn trong mùa hè; rà soát các công đoạn nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tiết giảm tiêu thụ điện không cần thiết, nhất là giảm tiêu thụ trong các khung giờ cao điểm hệ thống điện…

Liên quan đến chiếu sáng công cộng, UBND TP. Huế và Công ty CP Môi trường & Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã đồng ý thực hiện tiết giảm 50% trong mùa hè năm 2023, ông Nguyễn Đại Phúc thông tin thêm.

Tạo đồng thuận toàn dân

leftcenterrightdel
 Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiêp... cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhằm tạo đồng thuận trong toàn dân về chủ trương tiết kiệm điện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương thông tin, thực hiện Công điện số 397/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo việc cung ứng điện mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp tăng cường tiết kiệm điện; tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình hình khó khăn trong cung cấp điện hiện nay nhằm tạo đồng thuận trong toàn dân về chủ trương tiết kiệm điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn cao điểm nắng nóng để đảm bảo an toàn, ổn định trong cung ứng điện.

Bên cạnh tăng cường triển khai các biện pháp tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở… và có hình thức xử lý nếu vi phạm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề nghị Sở Công thương nắm tình hình thực tế việc điều tiết, cung ứng điện, cắt giảm, sa thải phụ tải đảm bảo theo đúng quy định và lưu ý chế độ báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng tuần; đảm bảo năng lượng cho sản xuất kinh doanh và phục vụ người dân.

Về phía Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp (KKT, CN) tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị này đảm bảo các doanh nghiệp trong các khu KKT, CN sử dụng điện đúng công suất và biểu đồ phụ tải; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm và các thiết bị điện hoạt động không tải; chỉ đạo các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện lớn tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải (DR) – phi thương mại của Bộ Công thương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu PC TTH xây dựng chi tiết phương án đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn tỉnh trong mùa khô và cả năm 2023; đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng... Trong trường hợp ngừng, giảm cung cấp điện theo quy định PC TTH phải thông báo cụ thể các khu vực, thời gian thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo đúng quy định cho khách hàng biết trước để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân. 

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

TIN MỚI

Return to top