ClockChủ Nhật, 18/10/2020 21:07

Tàu Jakarta bị đánh gãy, xuất hiện nhiều vết dầu loang

TTH.VN - Vừa qua, trên vùng biển Phú Lộc xuất hiện sự cố 2 con tàu chuyên chở hàng bị nạn. Tàu Công Thành 27 bị chìm ở khu vực ven biển xã Vinh Hiền vào ngày 8/10 và tàu Jakarta bị mắc cạn tại khu vực bãi Chuối, thị trấn Lăng Cô vào ngày 10/10.

Cứu thành công 11 thuyền viên tàu bị mắc cạn trên biểnGiải cứu thành công tàu sắt mắc cạn

Tàu Jakarta bị sóng đánh gãy đôi trong ngày 18/10 và đang có hiện tượng tràn dầu, xuất hiện nhiều vết dầu loang

Qua quan trắc và theo dõi, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xác định, đối với tàu Công Thành 27 hiện đã bị sóng đánh chìm cùng 4.500 tấn clinker. Khoảng 30m3 dầu nhiên liệu trên tàu được chứa trong các két đã được khoá van nên cơ bản hạn chế hiện tượng rò rỉ dầu ra môi trường. Đến nay, Sở TN&MT chưa phát hiện dầu vón cục, vệt dầu, váng dầu loang, không có mùi dầu và váng clinker, clinker vón cục dọc đường bờ biển.

Với tàu Jakarta (thuộc sở hữu Công ty NKD Maritime Limited được tàu kéo Independence lai dắt từ Hồng Kông đi Ấn Độ để cắt sắt vụn) bị mắc cạn ở khu vực bãi Chuối gặp sóng lớn nên tàu đã bị đánh gãy. 

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường- Sở TN&MT, khi tàu Jakarta bị mắc cạn, trên tàu có khoảng 300 tấn dầu các loại FO, DO, HFO. Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã làm việc với Công ty CP Asiatrans Việt Nam (Đại lý tàu Jakarta) để có kế hoạch và phương án trục vớt, đảm bảo an toàn và phòng ngừa ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh liên tục có mưa lớn, bão tiếp tục đổ bộ nên chưa tiếp cận tàu để xử lý. 

Đến ngày 18/10, do thời tiết xấu và sóng lớn, tàu Jakarta đã bị gãy đôi và xuất hiện nhiều vết dầu loang, có hiện tượng tràn dầu.

UBND tỉnh có công văn giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì chỉ huy điều hành, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở TN&MT, Công an tỉnh, Sở Công thương, UBND huyện Phú Lộc và các sở, ban, ngành liên quan triển khai các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, huy động lực lượng, trang thiết bị tham gia ứng cứu. 

Cùng với đó, Cảng vụ Hàng hải tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ yêu cầu Jakarta khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Cũng trong ngày 18/10, Sở TN&MT đã báo cáo Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thông tin sự cố và đề nghị Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung khẩn trương hỗ trợ tỉnh trong việc triển khai phương án ứng phó sự cố, thu gom dầu tràn từ tàu Jakarta. 

Hiện, Sở TN&MT tăng cường quan trắc, giám sát sự cố môi trường tràn dầu phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo ứng phó sự cố.

Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu do tàu Jakarta bị gãy là rất lớn, nên theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị doanh nghiệp gần khu vực tàu mắc cạn cũng như các địa phương ven biển cần theo dõi, giám sát và có phương án phòng tránh. Trường hợp phát hiện có dấu vết dầu loang, dầu vón cục tại khu vực bờ cần khẩn trương xây dựng phương án thu gom lượng dầu tràn, dầu vón cục về điểm tập kết an toàn.

Tin: HOÀI THƯƠNG; Ảnh: Sở TNMT

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH

Sáng 10/10, Thành ủy Huế tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 14 (mở rộng) khóa XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham dự và chủ trì hội nghị có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định; đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố và các ban ngành trên địa bàn.

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH

TIN MỚI

Return to top