ClockThứ Sáu, 05/02/2021 17:17

Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 1/2021, đã thoái được tổng giá trị 240 tỷ đồng vốn nhà nước tại 8 đơn vị, thu về 2.099,6 tỷ đồng.

Đại học Cambridge tuyên bố ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạchLãnh đạo EU đề xuất quỹ phục hồi 1 nghìn tỷ USD cho khu vựcVirus Corona: Doanh nghiệp du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề hơn dịch SARSTháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệpChủ trương tái cơ cấu VSTVCần tăng thanh tra và xử lý vi phạm để tránh thất thoát vốn nhà nước

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tháng 1/2021, đã thoái vốn tại 1 đơn vị thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty CP Chợ Lạng Sơn với giá trị 8 tỷ đồng, thu về 23,6 tỷ đồng. Về thoái vốn của tập đoàn, tổng công ty, đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp (DN) thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tổng giá trị là 232 tỷ đồng, thu về 2.076 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 1, phương án cổ phần hóa (CPH) Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2) được phê duyệt. Ngày 21/1, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNGENCO2 tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào EVNGENCO 2. Dự kiến sẽ bán cổ phần lần đầu (IPO) vào ngày 28/2, tổng giá trị bán ra là 48,9% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 24.520 đồng/cổ phần.

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, trong năm 2020, đã cổ phần hóa được 9 DN, trong đó có 3 DN thuộc kế hoạch CPH theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã có 180 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 180 DN đã CPH chỉ có 39/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Số DN chưa hoàn thành CPH theo kế hoạch là 89 DN.

Về tình hình thoái vốn, trong năm 2020, cả nước đã thoái được 2.506 tỷ đồng, thu về 5.967 tỷ đồng, trong đó, thoái vốn tại 14 DN theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ ban hành với giá trị 1.789 tỷ đồng, thu về 4.619 tỷ đồng.

Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2020 đạt 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách (cao hơn so với giai đoạn 2011 – 2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn). Có nhiều thương vụ thoái vốn đạt hiệu quả cao như SCIC thoái vốn tại Vinamilk, Bộ Công thương thoái vốn tại Sabeco…

Báo cáo của Cục TCDN cũng cho biết, năm 2020, đã thu 5.499 tỷ đồng từ CPH, thoái vốn; lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã thu 183.283 tỷ đồng từ CPH, thoái vốn.

Theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội thì trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn thu từ CPH, thoái vốn nộp về ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn là 250.000 tỷ đồng. Trong năm 2020 đã chuyển 16.700 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào ngân sách nhà nước; lũy kế từ năm 2016 đến năm 2020, đã chuyển 221.700 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào ngân sách nhà nước (đạt 90% kế hoạch) cả giai đoạn.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top