ClockThứ Tư, 20/04/2022 15:32

Tháo gỡ vướng mắc cho ngành điện

TTH - Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB) sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Định hướng phát triển công nghiệp sáng tạo cho các ngành nghề truyền thốngĐẩy mạnh quyết toán thuế điện tửĐiện ảnh cần chính sách đột phá để thành ngành ‘công nghiệp’Giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề dư luận và báo chí quan tâm

Thi công nâng công suất TBA Văn Tây 4 nhằm đảm bảo cung cấp điện

Đầu tư nhiều dự án lưới điện trọng điểm

Theo ông Nguyễn Đại Phúc, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế), để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân 11,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện đầu tư nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống điện trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư là 1.129 tỷ đồng. Đối với giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ huy động khoảng 3.283 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống nguồn và lưới điện trên địa bàn tỉnh. Riêng trong các năm 2021 và 2022, tổng nguồn vốn đã đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.

Năm 2022, Công ty Điện lực tỉnh ưu tiên nguồn vốn đầu tư để đảm bảo nhu cầu về nguồn cung lưới điện, nhu cầu phát triển các cụm phụ tải lớn trên địa bàn các huyện. Cụ thể, sẽ thực hiện đầu tư 10 công trình với tổng kinh phí 29 tỷ đồng, trong đó, xây mới và cải tạo 8,1km đường dây hạ thế, 19,7km đường dây trung thế và 16 trạm biến áp (TBA) tổng dung lượng 2.560kVA tại huyện Phong Điền; 3 công trình xây mới và cải tạo 2,27km đường dây trung thế, 0,82km đường dây hạ thế và cải tạo 3 TBA/460kVA tại A Lưới.

Riêng tại địa bàn huyện Phú Vang, PC Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện 7 công trình có tổng mức đầu tư 21,67 tỷ đồng với quy mô là xây mới và cải tạo 22,76km đường dây trung thế; 9,9km đường dây hạ thế và đầu tư xây mới, cải tạo 30 TBA với tổng công suất 9.000kVA. Đáng chú ý là Dự án (DA) TBA 110kV Vinh Thanh và đấu nối, đầu tư trên địa bàn huyện Phú Vang đang triển khai với tổng mức đầu tư 118,34 tỷ đồng có quy mô 12,61km đường dây 110kV; 0,94km đường dây trung thế; 1 TBA 110/22kV công suất 2x40MVA. DA này do Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 sẽ là nguồn cung lưới điện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế địa phương gắn với dịch vụ, du lịch các xã ven biển.

“Năm 2023, ngành điện có kế hoạch đầu tư gần 200 tỷ đồng để xây dựng các công trình nguồn và lưới điện tại các huyện: Phong Điền, A Lưới, Phú Vang. Ngành điện sẽ triển khai đầu tư 1 TBA 110kV tại KCN Phong Điền. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương nói riêng, Thừa Thiên Huế nói chung”, ông Nguyễn Đại Phúc chia sẻ.

Thi công dự án cấp điện tại khu công nghiệp Phong Điền

Tháo gỡ vướng mắc

Đến thời điểm hiện tại, dù việc triển khai xây dựng các công trình điện luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, tuy nhiên, vẫn còn một số DA đang gặp các khó khăn, vướng mắc trong công tác BTGPMB, dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển KT-XH, nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương có buổi làm việc với EVNCPC, PC Thừa Thiên Huế và các sở, ngành liên quan. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tích cực hỗ trợ các ban quản lý DA triển khai thực hiện DA trên địa bàn của mình.

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương, ở DA “Trạm biến áp 110kV Phú Bài 2”, các đơn vị liên quan cần hỗ trợ DA theo hướng cho phép triển khai thi công các hạng mục không hiệu chỉnh thiết kế và không liên quan đến GPMB; các hạng mục có yêu cầu hiệu chỉnh thiết kế thi công sau khi hoàn tất thủ tục liên quan. Đồng thời, phối hợp với UBND TX. Hương Thủy tổ chức GPMB theo đúng tiến độ, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/4.

Đối với DA “Trạm biến áp 110kV Vinh Thanh”, UBND huyện Phú Vang nhanh chóng chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND thị trấn Phú Đa, UBND xã Phú Gia tổ chức GPMB theo đúng quy định để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công trước 30/4.

Về DA “Trạm biến áp 110kV Huế 4”, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ban Quản lý DA nghiên cứu, có giải pháp thiết kế phù hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4 đối với đoạn cáp ngầm 110kV qua cầu Như Ý. UBND TP. Huế phối hợp với Ban Quản lý DA tiến hành khảo sát kiểm kê, đánh giá hiện trạng các ngôi mộ gần Trường đại học Luật – ĐH Huế để tổ chức thực hiện GPMB, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4.

“Bên cạnh thống nhất nghiên cứu phương án dịch chuyển tuyến cáp ngầm lên vỉa hè đường Võ Văn Kiệt, về độ sâu, thiết kế hướng tuyến cụ thể của tuyến cáp, các đơn vị liên quan cần có buổi làm việc để điều chỉnh, cấp phép thi công đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đô thị sau này”, ông Phan Quý Phương nhấn mạnh.

Đối với DA cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ áp khu vực trung tâm huyện lỵ, thành phố của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu UBND các huyện, thị xã khẩn trương tổ chức GPMB đúng quy định và tiến độ, bàn giao mặt bằng chậm nhất trước ngày 30/4. Còn về DA hoàn thiện lưới điện phân phối tỉnh, các địa phương phối hợp với Ban Quản lý DA khẩn trương kiểm kê, tổ chức GPMB, hoàn thành trước 15/7/2022.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Hơn 220 cán bộ, công nhân ngành điện hiến máu tình nguyện

Ngày 2/12, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu bệnh viện Trung ương Huế tổ chức hiến máu tình nguyện trong khuôn khổ Tuần lễ hồng EVN lần thứ X, năm 2024.

Hơn 220 cán bộ, công nhân ngành điện hiến máu tình nguyện
Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam

Sáng 2/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu Thương mại tự do-Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics do Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành logistics Việt Nam
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện

TIN MỚI

Return to top