ClockThứ Năm, 08/12/2022 06:45

Thì đã nới trần tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cấp thêm từ 1,5 – 2% chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng

Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA), cách đây chưa lâu, trong kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành BĐS, liên quan đến các giải pháp về tín dụng, HoREA đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room (trần) tín dụng khoảng 1% để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Ngành BĐS hấp thụ khoảng 20% trong đó, con số cụ thể khoảng 20.000 tỷ đồng.

Giao dịch tại ngân hàng. Ảnh: MC

Và mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới trần tín dụng cho hệ thống ngân hàng từ 1,5 -2%. Đồng loạt nhiều tờ báo loan tin và cho rằng đây là một tín hiệu vui cho nền kinh tế.

Mà vui cũng phải, nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành kinh tế cần vốn cho dịp kết thúc năm nhưng vì hết trần tín dụng nên nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay. Chúng ta hình dung nguồn vốn cho doanh nghiệp như là một mạch máu. "Bỗng dưng” mạch máu bị trục trặc thì làm sao doanh nghiệp không rơi vào khó khăn.

Nhưng với những gì loan báo từ Ngân hàng Nhà nước thì ngành BĐS không tiếp cận được nguồn vốn từ việc nới room nêu trên.

Chính ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ mà nguồn vốn ngân hàng tài trợ, đó là: đến với “lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ; đi vào các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”. Điều kiện cho các ngân hàng nới room cũng đặt dưới sự giám sát chẽ, đó là các ngân hàng “đảm bảo thanh khoản tốt, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân…”.

Nói tóm lại, nới room là để hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Và  không phải đồng đều cho mọi ngân hàng. Tức có thể hiểu lĩnh vực BĐS khó tiếp cận nguồn vốn này.

Từ đây, nhìn ở khía cạnh điều kiện vốn, chúng ta thấy những khó khăn của ngành BĐS vẫn còn đấy, chưa thể giải quyết được.

Tại cuộc họp của Thường trục Chính phủ vào ngày 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã thành lập 3 tổ công tác liên quan đến 3 lĩnh vực: thanh khoản tín dụng; xử các vấn đề liên quan đến trái phiếu DN và xử lý khó khăn với thị trường BĐS. Theo Thủ tướng tình hình đang ổn định trở lại; tâm lý, niệm tin của thị trường được tăng cường, củng cố.

Nguồn vốn tài trợ cho ngành BĐS trong thời gian qua các kênh chủ yếu là: ngân hàng, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Tất nhiên là kể cả một phần vốn tự có của các doanh nghiệp và người dân. Đến thời điểm này có thể hiểu, nguồn vốn ngân hàng không còn tài trợ nữa, ít nhất là hết năm nay. Chỉ còn hai nguồn vốn quan trọng khác là thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng theo nhiều thông tin, hai nguồn vốn này đang gặp nhiều khó khăn. Có lẽ, chỉ còn chờ hai tổ công tác của Chính phủ là: “Tổ công tác liên quan đến xử lý khó khăn với thị trường BĐS do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Tổ công tác để xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu DN do Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng” sẽ đưa ra và kiến nghị những giải pháp xử lý như thế nào.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top