ClockThứ Hai, 22/04/2024 05:06

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

TTH - Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sốngThoát nghèo, làm giàu từ mô hình mớiNhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững

 Gia đình anh Trần Văn Đợi vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế nhờ nguồn vốn chính sách

Đến thăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi kết hợp của gia đình anh Trần Văn Đợi, dân tộc Cơ Tu, thôn A Giai, xã Thượng Long, anh Đợi cho biết, ngoài 40 triệu đồng được Hội Nông dân huyện hỗ trợ, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Nam Đông cho vay 100 triệu đồng từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm. Với lợi thế đất vườn rộng rãi, anh Đợi đầu tư trồng 1ha bưởi da xanh với hơn 90 gốc. Sau 6 năm trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bưởi da xanh phát triển nhanh, đồng đều, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Từ đó, anh Đợi mạnh dạn mua thêm 3 con bò giống và hơn 100 con gà để nuôi lấy thịt. Hiện nay, lợi nhuận trung bình từ mô hình nuôi trồng kết hợp đạt gần 100 triệu đồng/năm.

Cũng như anh Đợi, gia đình anh Hồ Văn Hôi, thôn A Gôn, xã Thượng Long trước đây thuộc diện hộ nghèo. Anh Hôi cho biết, từ khi biết nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện, anh đã vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay chuyển đổi nghề từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 để đầu tư vào xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Từ đó, gia đình có thu nhập ổn định, mạnh dạn thoát nghèo.

Ngoài ra, nhiều mô hình kinh tế đã trở thành thế mạnh của địa phương có vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Một trong các mô hình trên được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” đó là Cam Nam Đông, xây dựng mô hình trồng quế, mô hình chăn nuôi bò sinh sản mà UBND huyện đang triển khai. Để thực hiện các mô hình trên, hàng năm nguồn ngân sách địa phương chuyển sang phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông để ưu tiên cho vay (Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội) đầu tư và chăm sóc cây cam, quế, bò. Đến nay, nguồn vốn để thực hiện đề án trên là 6.250 triệu đồng và hiện có hơn 50 hộ đã vay để thực hiện mô hình.

Hiện, Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông đang quản lý 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ, tổng dư nợ đạt 311.871 triệu đồng, với hơn 8.200 món vay của hơn 5.200 khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, gần 2.500 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH, với tổng dư nợ 154.225 triệu đồng, chiếm 49,4%/tổng dư nợ...

Ông Hoàng Lê Ngọc Trường, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông cho biết, thông qua nguồn vốn chính sách, các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Đông đã mạnh dạn làm ăn, tạo việc làm, từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình. Qua đó, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng DTTS và miền núi... Đặc biệt, thông qua sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội đã tác động đến nhận thức, giúp đồng bào DTTS số tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo toàn nguồn vốn cho vay.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top