ClockThứ Sáu, 29/05/2020 07:30

Bình ổn giá thịt lợn: Đẩy mạnh tái đàn, thay đổi thói quen tiêu dùng

TTH - Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi cùng với thói quen sử dụng các sản phẩm chế biến từ thịt lợn của người dân nên cầu vượt cung, dẫn đến giá thịt lợn liên tục tăng. Giải pháp “tái đàn nhưng không tái dịch” đang được ngành thú y đẩy mạnh với mục đích đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường.

Đẩy mạnh các giải pháp đưa giá lợn hơi về mức bình thườngKiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếuGiá thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng nửa trong nước, có thể gây bất ổn tới ngành chăn nuôi

Lãnh đạo Bộ NN & PTNT tham quan gian hàng thịt lợn sạch của Công ty TNHH MTV hữu cơ Quế Lâm

Giá thịt lợn đắt đỏ

Nhiều tháng qua, đặc biệt là từ khi dịch COVID-19 được ngăn chặn, các nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại. Hút hàng, giá thịt lợn liên tục biến động theo mức tăng khiến người dân gặp khó khăn trong chi tiêu và sinh hoạt hằng ngày do thịt lợn được xem là thực phẩm thiết yếu và được người dân lựa chọn sử dụng hằng ngày.

Qua khảo sát giá thịt tại các chợ truyền thống, hiện thịt mông ở mức 150 ngàn đồng/kg, ba chỉ 160 ngàn đồng, sườn non 170 ngàn, giò 150 ngàn…, tăng trung bình mỗi kg từ 15-20 ngàn đồng so với thời điểm đầu năm 2020. “Giá thịt lợn tăng nên tôi phải “mua dặm” thêm một vài thực phẩm khác như trứng gà, thịt gà, thịt vịt, nhưng vẫn phải mua thịt lợn vì các thành viên trong gia đình đều chuộng các món ăn chế biến từ thịt lợn”, chị Hà Thanh, phường Trường An chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ tạm Tường Vân, phường Thủy Xuân thừa nhận, khách hạn chế ăn do giá cao, thịt lợn ế ẩm nên lượng hàng bán ra giảm 1/3 so với trước. Trước đây, mặc dù là chợ tạm ở khu dân cư nhưng mỗi ngày bán trên 1 tạ thịt, nay giảm còn 70 - 80kg.

“Mặc dù giá tăng tại các lò mổ nhưng khi lấy thịt lợn về, tôi không dám tăng giá thêm vì sức mua của người tiêu dùng đối với thực phẩm thiết yếu này đã giảm mạnh. Nếu bán thịt cao quá, khách mua sẽ không ăn nữa hoặc chuyển sang các thực phẩm khác thay thế, nên chúng tôi chấp nhận lãi ít để giữ khách”, chị Hường, tiểu thương chợ Bến Ngự giải thích.

Tại các siêu thị hay chợ truyền thống, hiện giá vịt, gà, trứng và cá tra không xuất khẩu được cũng ở mức giá thấp. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm này vừa đảm bảo chi tiêu mà giảm nhu cầu vào thịt lợn. Song, theo thói quen, người dân chấp nhận tiết kiệm chi tiêu để mua thịt lợn, khiến cầu vượt cung và nguồn cung thịt lợn không đủ dẫn đến tăng giá.

Giá thịt lợn tăng cao khiến sức mua tại các chợ giảm nhiều

Thúc đẩy tái đàn

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nguyên nhân dẫn đến giá thịt lợn tăng cao là do thiếu nguồn cung, trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng mạnh sau dịch COVID- 19 cũng như thói quen ưa chuộng thịt lợn của người dân.

Trong khi đó, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ giữa năm 2019 nên các hộ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ, chăn nuôi không đảm bảo các yếu tố an toàn sinh học (ATSH) bị dịch dẫn đến tiêu hủy nên số lượng lợn thịt giảm nhiều.

Theo thống kê, đến nay, tổng số hộ chăn nuôi không tuân thủ các tiêu chí ATSH bị tiêu hủy và không thể tái đàn chiếm 7.800 hộ; các doanh nghiệp, còn lại các trang trại, hộ chăn nuôi tập trung với trên 35.000 hộ vẫn duy trì và tiếp tục phát triển đàn lợn theo hướng nuôi ATSH.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Hưng thông tin, nguồn cung thịt lợn thiếu một phần do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi nên số lượng lợn giảm cùng với dịch COVID-19 nên các cơ sở nhập lợn hơi gặp khó khăn, trong khi thói quen tiêu dùng sản phẩm từ thịt lợn ngày càng tăng nên cầu vượt cung, dẫn đến tăng giá bán. Thực hiện chủ trương của Bộ NN&PTNN, UBND tỉnh, chi cục tăng cường các giải pháp tái đàn với mục tiêu “tái đàn nhưng không tái dịch”, trong đó đẩy mạnh việc nhập lợn giống về cung ứng cho bà con, thúc đẩy chuyển đổi từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang mô hình trang trại hoặc nuôi tập trung theo hướng ATSH để hạn chế dịch bệnh.

Ông Hưng cho biết, tổng đàn lợn toàn tỉnh gồm 154 ngàn con, trong đó lợn thịt 137 ngàn, lợn nái hơn 17 ngàn. Qua 2 tháng thực hiện công tác tái đàn, đến cuối tháng 4/2020 đã tăng thêm 70 ngàn lợn thịt và 9 ngàn lợn giống, trong đó các doanh nghiệp chiếm 50%, 50% còn lại tập trung ở các cơ sở nuôi ATSH. Sắp tới, chi cục đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi, chăn nuôi ATSH, hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ, mất an toàn nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 74 tấn thịt lợn với gần 1.500 con lợn hơi (mỗi con dao động từ 75- 80kg). Dự kiến, đến tháng 6/2020, số lượng lợn hơi sẽ tăng thêm khoảng 20% sau khi tiếp tục thực hiện công tác tái đàn nên nguồn cung thịt lợn sẽ ổn định và bình ổn giá.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top