ClockThứ Hai, 27/03/2023 07:45

CPI quý I/2023 ước tăng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, quý I/2023, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Tuy nhiên do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như: Xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen, giá vật liệu xây dựng biến động tăng trong 3 tháng đầu năm nay.

CPI tháng đầu năm mới tăng so cùng kỳ11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02%7 tháng, CPI cả nước tăng 2,54%

leftcenterrightdel
Bộ Tài chính dự báo giá lợn hơi ổn định trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1/2023 tăng 0,52%, tháng 2/2023 tăng 0,45%; tháng 3/2023 ước giảm 0,1% - 0,2% so với tháng trước, tăng 3,4 - 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết: Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 3 tháng đầu năm 2023, đó là: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, tác động làm CPI quý I/2023 tăng khoảng 1,4%; giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm CPI tăng khoảng 1%.

Học phí giáo dục tăng khoảng 11%, do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021 - 2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%... Ngoài ra, giá điện sinh hoạt tăng 3,3%, chủ yếu sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán, tác động làm CPI tăng khoảng 0,1%; giá gạo trong nước tăng khoảng 2,2% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, gạo tẻ dịp Tết tăng, tác động làm CPI tăng 0,06%.

Trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ số nhóm văn hóa, du lịch và giá trí tăng khoảng 5% do dịch COVID-19 được kiểm soát, tác động làm CPI tăng 0,02%. Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, cũng có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 3 tháng đầu năm 2023, như: Giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý I/2023 giảm khoảng 0,4%. Giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.

Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm, còn nhiều yếu tố đan xen làm tăng/giảm áp lực lên mặt bằng giá. Theo đó, giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý, như: Giá dịch vụ giáo dục khi kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí dự kiến sẽ tăng trong năm học mới 2023 - 2024 theo lộ trình.

Tổng cục Thống kê ước tính, nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2023 tăng khoảng 0,82% - 1,09%. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường, năm 2023 Tổng cục Thống kê ước điều chỉnh giá dịch vụ y tế tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,16 - 0,25%. Bên cạnh đó, giá điện, giá sách giáo khoa, giá dịch vụ vận chuyển hàng không... dự kiến có thể điều chỉnh theo lộ trình, gây áp lực lên mặt bằng giá những tháng còn lại của năm.

Tuy nhiên, cũng còn một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Triển vọng kinh tế thế giới chậm lại và lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2023 có thể giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát”; đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2023.

Bộ Tài chính đưa ra 3 kịch bản lạm phát quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023, theo đó, Bộ dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%; Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8 - 4,8%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong quý II và tháng còn lại của năm 2023, Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động đề xuất, chuẩn bị các phương án, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá, để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung cao độ trong tháng cuối giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc thời điểm giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023 theo quy định, vì thế áp lực đang rất lớn bởi hiện vẫn còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước.

Tập trung cao độ trong tháng cuối giải ngân vốn đầu tư công
Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước

Thông tin về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến giữa tháng 6, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối NSNN lũy kế đến ngày 15/6/2023 ước đạt 810,2 nghìn tỷ đồng, bằng 50% dự toán. Trong đó, số thu ngân sách trung ương ước đạt 53,3%, số thu ngân sách địa phương ước đạt 46,2% dự toán.

Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước
Return to top