ClockChủ Nhật, 19/05/2024 08:46

'Ghìm cương' tỷ giá, không để ảnh hưởng kinh tế vĩ mô

Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ (USD/VND) trong nước đã "hạ nhiệt" trong tuần qua.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng caoĐông Nam Á: Trung tâm thúc đẩy phục hồi chuỗi cung ứngTỷ giá sẽ gặp áp lực vào cuối năm, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

Ảnh minh họa: TTXVN 

Mới đây, tại buổi họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu không để tỷ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tương đối về tỷ giá.

Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa USD/VND là 24.239 VND, giảm 27 đồng so với ngày đầu tuần (ngày 13/5). Với biên độ +/-5%, tỷ giá trần các ngân hàng áp dụng là 25.484 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.057 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD tại BIDV được niêm yết ở mức 25.150 - 25.450 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 29 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu tuần.

Tại Vietcombank niêm yết giá đồng bạc xanh ở mức 25.122 - 25.452 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 27 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu tuần.

Tại thị trường thế giới, chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 104,50 điểm – tăng 0,03% so với giao dịch ngày 17/5.

Các chuyên gia cho rằng, giá USD sẽ giảm khi thị trường dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất, trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và nền kinh tế Mỹ đang suy yếu nhẹ.

Bình luận từ các quan chức Fed; trong đó có Chủ tịch Fed chi nhánh New York John Williams, đã thừa nhận sự chuyển biến tích cực của số liệu kinh tế trong tuần này khi giá tiêu dùng tăng chậm hơn dự kiến trong tháng 4. 

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ vừa được công bố hôm 15/5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 vừa qua đứng ở mức 3,4%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với mức tương ứng của tháng 3.

Tuy nhiên, số liệu trên vẫn chưa thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Fed đưa ra bất cứ thời điểm cụ thể nào để hạ lãi suất. Đầu tuần này, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết lạm phát đang giảm chậm hơn dự kiến và có thể khiến ngân hàng trung ương phải trì hoãn việc hạ lãi suất trong thời gian dài.

Trong khi đó, Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, bà Loretta Mester, đánh giá tiến bộ về lạm phát trong năm nay là "đáng thất vọng", thậm chí nếu kỳ vọng lạm phát dài hạn bắt đầu tăng, Fed có thể cần phải tăng lãi suất cao hơn nữa. Bà Mester nhấn mạnh việc Fed giữ lãi suất chính sách ở mức 5,25- 5,5% kể từ tháng 7 năm ngoái là hợp lý.

Nhiều quan chức Fed đã đưa ra những cảnh báo về thời điểm cắt giảm lãi suất, hạn chế sự sụt giảm của đồng USD trong tuần này. Thị trường hiện đang đặt cược cắt giảm lãi suất ít hơn 0,45% vào tháng 12, giảm từ gần 0,5% vào ngày 15/5, trước đó là mức cắt giảm 0,21% trong tháng 9, giảm từ gần 25%.

Các nhà hoạch định chính sách cho biết, lạm phát vẫn ở mức cao đảm bảo việc duy trì lãi suất ở mức hiện tại và việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Fed sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán trước đây.

Theo Báo tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV/2024

Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV 2024
Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

TIN MỚI

Return to top